KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THỰC QUẢN VỚI NẠO HẠCH 3 VÙNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Bùi Đức Ái1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư thực quản biểu mô gai là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng xấu nhất do di căn hạch nhiều và xâm lấn tại chỗ. Mục tiêu của chúng tôi thực hiện nghiên cứu để đánh giá kết quả sớm, tính khả thi và lợi ích của phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả; từ tháng 11 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, 114 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch ba vùng tại khoa Ngoại tiêu hóa, bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam. Kết quả Tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng là 0,88%. Tỉ lệ tai biến biến chứng chung là 50,9%. Khàn tiếng sau mổ là biến chứng thường gặp nhất (21,9%), xì miệng nối và viêm phổi lần lượt 11,4% và 10,5%, rò bạch huyết (2,6%). Tỉ lệ di căn hạch sau mổ là 49,1%. Trong đó, di căn hạch cổ ở UTTQ ngực 1/3 giữa, dưới tương ứng 19,2%, 6,9 %. Tỉ lệ di căn hạch cổ theo mức độ xâm lấn của u với pT1 là 13%, pT3 là 23.5%, pT4 là 16,7%. Kết luận. Tỷ lệ di căn cao đến hạch cổ cho thấy sự cần thiết của phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch ba vùng đối với ung thư thực quản biểu mô gai. Tuy nhiên cần cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi áp dụng quy trình kỹ thuật này. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fujita, H., et al., Three-field dissection for squamous cell carcinoma in the thoracic esophagus. Annals of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 2002. 8(6): p. 328-335.
2. Hata, T.M. and J. Moyers, Preoperative patient assessment and management. Clinical anesthesia, 2009. 581.
3. Sung, H., et al., Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians, 2021. 71(3): p. 209-249.
4. Orringer, M.B., B. Marshall, and M.D. Iannettoni, Eliminating the cervical esophagogastric anastomotic leak with a side-to-side stapled anastomosis. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 2000. 119(2): p. 277-288.
5. Hu, H., et al., Is anterior mediastinum route a shorter choice for esophageal reconstruction? A comparative anatomic study. European journal of cardio-thoracic surgery, 2011. 40(6): p. 1466-1469.
6. Wong, A.C., S. Law, and J. Wong, Influence of the route of reconstruction on morbidity, mortality and local recurrence after esophagectomy for cancer. Digestive Surgery, 2003. 20(3): p. 209-214.
7. Yajima, S., Y. Oshima, and H. Shimada, Neck dissection for thoracic esophageal squamous cell carcinoma. International Journal of Surgical Oncology, 2012. 2012.
8. Lee, D.H., et al., Outcomes of cervical lymph node recurrence in patients with esophageal squamous cell carcinoma after esophagectomy with 2-field lymph node dissection. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 2013. 146(2): p. 365-371.
9. Ozawa, S., et al., Postoperative complications of minimally invasive esophagectomy for esophageal cancer. Annals of Gastroenterological Surgery, 2020. 4(2): p. 126-134.