NHU CẦU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Minh Tấn1,, Phạm Tiến Nam2, Nguyễn Minh Trí3, Phạm Thị Thu Hồng1
1 Bộ Y tế
2 Trường Đại học Y tế công cộng
3 Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu LA-SANTÉ Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nhu cầu dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng với định tính. Nghiên cứu định lượng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá nhu cầu dịch vụ công tác xã hội (CTXH), có tất cả 264 người bệnh nội trú (NBNT) được lựa chọn tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu định tính chọn chủ đích các đối tượng để thực hiện phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm về một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dịch vụ CTXH. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để mô tả điểm trung bình, độ lệch chuẩn, sử dụng kiểm định khi bình phương để tìm hiểu các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỉ lệ nhu cầu về chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh (KCB) là rất cao từ 84,8% - 93,6%; cao nhất là về hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở điều trị/ xuất viện 93,6%; tư vấn chi phí điều trị, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đồng tỉ lệ là 93,2%. Tỉ lệ nhu cầu về hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/quy trình khám bệnh đạt tỉ lệ khá cao 92,8%. Tỉ lệ nhu cầu về dịch vụ truyền thông, nâng cao nhận thức từ 91,3%-93,9%; cao nhất là được tư vấn về kế hoạch điều trị, diễn biến, tiên lượng về bệnh là 93,9%; thông tin tác dụng phụ của thuốc là 92,4%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dịch vụ CTXH của NBNT là do thái độ, kỹ năng giao tiếp của nhân viên y tế (NVYT) tại bệnh viện. Kết luận: Ban lãnh đạo bệnh viện cần có những biện pháp can thiệp thích hợp như: Tăng cường tư vấn - tham vấn tâm lý cho người bệnh (NB) là nữ giới, NB cao tuổi; Tham gia vào các buổi sinh hoạt hội đồng NB để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của NB và truyền thông giáo dục sức khỏe cho họ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WhitakerT, Weismiller and Clark & Wilson. Assuring the sufficiency of a Front Line Workforce: A National Study of Lincensed, National Assdciation of Social Workers. Washington DC. 2006.
2. Phạm Tiến Nam và cộng sự. Nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K năm 2017. Hà Nội.: Trường Đại học Y tế công cộng; 2017.
3. Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2021 và Phương hướng hoạt động năm 2022. 2021.
4. Lưu Thị Thắm. Nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2018. Hà Nội: Trường Đại học Y tế công cộng; 2018.
5. Inken Padberg. Social work after stroke: identifying demand for support by recording stroke patients’ and carers’ needs in different phases after stroke. BMC Neurology. 2016.
6. Trần Ngọc Yến (2018). Nhu cầu hỗ trợ công tác xã hội của người bệnh điều trị nội trú và một số yếu tố liên quan tại khoa tim mạch và đái tháo đường bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2018. 2018.
7. Linda Luxon. Infrastructure – the key to healthcare improvement. Future Healthcare Journal. 2015:4-7.
8. Vũ Thị Thanh Mai. Nhu cầu tư vấn thông tin điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K năm 2017. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2017;2:102-9.
9. K. H. Nguyen, A. N. Trivedi, M. B. Cole. Receipt of Social Needs Assistance and Health Center Patient Experience of Care. American journal of preventive medicine. 2021;60(3):e139-e47.
10. Inken Padberg, Petra Knispel, Susanne Zöllner, Meike Sieveking, Alice Schneider, Jens Steinbrink, et al. Social work after stroke: identifying demand for support by recording stroke patients’ and carers’ needs in different phases after stroke. BMC Neurology. 2016; 16:111.