PHẪU THUẬT PHÂN LƯU CỬA - CHỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA NGOÀI GAN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phan Hồng Long1,2,, Vũ Mạnh Hoàn2, Trần Đức Tâm2, Trần Anh Quỳnh2, Nguyễn Phạm Anh Hoa2, Phạm Thị Hải Yến2
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chiến lược điều trị bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa do nguyên nhân ngoài gan vẫn còn được tranh luận. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa tái diễn không đáp ứng với điều trị nội khoa hay nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh đặc biệt ở trẻ em. Mặt khác, ở Việt Nam các trung tâm có thể ghép gan hiện chưa nhiều, việc chờ đợi ghép gan dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em có tăng áp lực tĩnh mạch cửa càng xấu đi và nhiều trẻ em đã tử vong. Nhân 3 trường hợp được chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa do nguyên nhân ngoài gan tại Trung tâm Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung Ương: 02 bệnh nhân được phẫu thuật là shunt giữa tĩnh mạch lách- thận ngoại vi (Warren’s shunt), 01 bệnh nhân được phẫu thuật làm shunt giữa tĩnh mạch mạc treo tràng trên- tĩnh mạch chủ dưới (Mesocaval shunt), chúng tôi muốn giới thiệu phẫu thuật tạo shunt cửa – chủ là lựa chọn tốt điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa do nguyên nhân ngoài gan, an toàn, cải thiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa và cường lách.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phạm Anh Hoa, Đoàn Thị Lan (2019). Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em. Tạp Chí Học Việt Nam, 1(9), 216–218.
2. Lý Nam Thịnh, Nguyễn Thị Cẩm Xuyên và cs (2019). Mesorex bypass điều trị teo tĩnh mạch cửa ngoài gan ở trẻ em nhân một trường hợp. Tạp Chí Học Việt Nam, 2(9), 116–123.
3. W. Dean Warren, Robert Zeppa, et al (1967). Selective Trans-Splenic Decompression of Gastroesophageal Varices by Distal Splenorenal Shunt. Ann Surg, 166, 437–453.
4. Richard J. Gusberg (1992). Distal Splenorenal Shunt -Premise, Perspective, Practice. Div Vasc Surg, 10, 84–93.
5. Kim Văn Vụ (2005). Nghiên cứu ứng dụng một số phẫu thuật phân lưu cửa - chủ điều trị dự phòng chảy máu tái phát do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Trường Đại Học Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y học, tr.118.
6. N Patel, A Grieve, J Hiddema et al (2017). Surgery for portal hypertension in children: A 12-year review. SAMJ, 107(11), 12–15.
7. Karel M. Van Praet, Laurens J. Ceulemans et al (2020). An analysis on the use of Warren’s distal splenorenal shunt surgery for the treatment of portal hypertension at the University Hospitals Leuven. Acta Chir Belg, (13), 1–7.
8. Nguyễn Thanh Liêm (2002). Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em bằng nối tĩnh mạch mạc treo tràng trên với tĩnh mạch chủ dùng tĩnh mạch cảnh trong làm cầu nối. Tạp Chí Y Học Thực Hành, 410.
9. Tim R. Glowka et al (2014). Clinical Management of Chronic Portal/Mesenteric vein thrombosis: The Surgeon’s poin of view. Viszeralmedizin Gastrointestinal Medicine and Surgery, (30), 409-415.