KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả phẫu thuật u biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả được tiến hành trên 422 phụ nữ được chẩn đoán là u buồng trứng có chỉ định can thiệp phẫu thuật và có kết quả mô bệnh học là u biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022. Kết quả nghiên cứu: Dưới 50 tuổi chủ yếu (99,6%) bóc u buồng trứng. Với các trường hợp u buồng trứng lành tính, phần lớn được phẫu thuật qua nội soi (90,6%), mổ mở chỉ chiếm 8,3%. Tương tự với u giáp biên, 87,5% trường hợp được mổ nội soi. Ngược lại, với trường hợp ung thư buồng trứng, hầu hết đều được mổ mở (79,3%), chỉ 17,2% là mổ nội soi; đa số sẽ phẫu thuật cắt tử cung, phần phụ và mạc nối lớn (65,5%) hoặc cắt 2 phần phụ (17,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các phương pháp can thiệp u buồng trứng theo tuổi, theo giải phẫu bệnh và giữa các nhóm đường vào ổ bụng p<0,001. Kết luận: Các phương pháp can thiệp u buồng trứng phụ thuộc vào tuổi giải phẫu bệnh khối u và đường vào ổ bụng phụ thuộc giải phẫu bệnh khối u với p<0,001.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
u biểu mô buồng trứng, phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức. Tình hình mắc ung thư tại VN năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam. 2010;(1):73-80.
3. Đỗ Kính. Mô học. In: Hệ Sinh Dục Nữ. Nhà xuất bản Y học; 2004:531-553.
4. Nguyễn Văn Quyết. Nghiên cứu giá trị tiên lượng ác tính của siêu âm kết hợp với chất chỉ điểm u (CA 125 và HE4) trong các khối u buồng trứng. Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2019.
5. Võ Thanh Nhân. Báo cáo vai trò của HE4 trong chẩn đoán ung thư buồng trứng. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh. 2010;14.
6. Nguyễn Văn Tuấn. Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.
7. Nguyễn Duy Quang. Nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương 2009. Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2010.
8. Timmerman D, Ameye L, Fischerova D, et al. Simple ultrasound rules to distinguish between benign and malignant adnexal masses before surgery: prospective validation by IOTA group. BMJ. 2010;341:c6839. doi:10.1136/bmj.c6839
9. Nunes N, Ambler G, Foo X, Naftalin J, Widschwendter M, Jurkovic D. Use of IOTA simple rules for diagnosis of ovarian cancer: meta-analysis. Ultrasound Obstet Gynecol Off J Int Soc Ultrasound Obstet Gynecol. 2014;44(5):503-514. doi:10.1002/uog.13437
10. Phinyo P, Patumanond J, Saenrungmuaeng P, et al. Diagnostic Added-Value of Serum CA-125 on the IOTA Simple Rules and Derivation of Practical Combined Prediction Models (IOTA SR X CA-125). Diagn Basel Switz. 2021;11(2):173. doi:10.3390/diagnostics11020173