VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VIÊM KHỚP SINH MỦ VÀ VIÊM KHỚP DO LAO

Hoàng Đình Âu1,, Vương Thu Hà1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá các đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) trong việc phân biệt viêm khớp do lao với viêm khớp sinh mủ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hình ảnh CHT của18 bệnh nhân trong đó có 07 bệnh nhân viêm khớp do lao và 11 bệnh nhân viêm khớp sinh mủ đã được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết màng hoạt dịch. Dày và ngấm thuốc màng hoạt dịch, dịch ổ khớp, ăn mòn xương, phù tủy xương, phù và tính chất của ổ áp xe phần mềm quanh khớp được đánh giá nhằm phân biệt viêm khớp sinh mủ và viêm khớp do lao trên cộng hưởng từ. Kết quả: Bề dày màng hoạt dịch ở nhóm viêm khớp sinh mủ trên CHT là 7.1±3.2 mm, ở nhóm viêm khớp do lao 8.9±6.7 mm, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p=0.53). Có 6 bệnh nhân có dày độ 1, 2 bệnh nhân dày độ 2 và 3 bệnh nhân dày độ 3 ở nhóm viêm khớp sinh mủ. Ở nhóm viêm khớp do lao, có 4 bệnh nhân dày độ 1, 2 bệnh nhân dày độ 2 và 1 bệnh nhân dày độ 4. Dịch ổ khớp thấy trên 6/11 bệnh nhân viêm khớp sinh mủ (chiếm 55%) trong đó chỉ thấy 1/7 bệnh nhân lao khớp (chiếm 14%). Ăn mòn xương gặp phổ biến ở những bệnh nhân viêm khớp do lao (6/7 bệnh nhân, chiếm 86%) cũng như ở những người bị viêm khớp sinh mủ (9/11, chiếm 82%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0.84). Phù tủy xương cũng hay gặp ở viêm khớp sinh mủ (10/11 bệnh nhân, chiếm 91%) cũng như ở lao khớp (6/7 bệnh nhân, chiếm 86%), sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p=0.78). Phù phần mềm gặp 10/11 bệnh nhân viêm khớp sinh mủ (chiếm 91%) nhưng chỉ có 4/7 bệnh nhân viêm khớp do lao (chiếm 57%) ở bệnh nhân viêm khớp do lao. Áp xe phần mềm gặp ở 6/11 bệnh nhân viêm khớp sinh mủ (chiếm 64%) nhưng đối với viêm khớp do lao, chỉ có 3/7 bệnh nhân (chiếm 43%). Kết luận: Các đặc điểm tổn thương phù nề phần mềm và áp xe ngoài khớp cung cấp thông tin hữu ích trong việc phân biệt viêm khớp do lao và viêm khớp sinh mủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yao DC, Sartoris DJ. Musculoskeletal tu- berculosis. Radiol Clin North Am 1995; 33:679 – 689.
2. Forrester DM, Feske WI. Imaging of infec- tious arthritis. Semin Roentgenol 1996; 31:239 –249.
3. Smith JW, Piercy EA. Infectious arthritis. Clin Infect Dis 1995; 20:225–230.
4. Munk PL, Vellet AD, Hilborn MD, Crues JV III, Helms CA, Poon PY. Musculoskeletal infection: findings on magnetic reso- nance imaging. Can Assoc Radiol J 1994; 45:355–362.
5. Gylys-Morin VM. MR imaging of pediat- ric musculoskeletal inflammatory and in- fectious disorders. Magn Reson Imaging Clin N Am 1998; 6:537–559.
6. Kang HS, Yeon KM. Differentiation be- tween tuberculous and pyogenic spondy-litis: MR imaging characteristics of paraspi- nal mass. J Korean Radiol Soc 1996; 34: 825– 830.
7. Sitt J, Griffith JF, Lai FM, et al. Ultrasound-guided synovial Tru-cut biopsy: indications, technique, and outcome in 111 cases. European radiology. 2017;27(5):2002-2010.
8. Prakash M, Gupta P, Dhillon MS, Sen RK, Khandelwal N. Magnetic resonance imaging findings in tubercular arthritis of elbow. Clin Imaging 2016;40:114-8.
9. Choi JA, Koh SH, Hong SH, Koh YH, Choi JY, Kang HS. Rheumatoid arthritis and tuberculous arthritis: Differentiating MRI features. AJR Am J Roentgenol 2009 ;193 :1347-53.
10. Graif M, Schweitzer ME, Deely D, Matteucci T. The septic versus nonseptic inflamed joint: MRI characteristics. Skeletal radiology. 1999; 28 (11): 616-620.