ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CỦA CÁC BỆNH NHÂN GÙ CỘT SỐNG ĐOẠN BẢN LỀ NGỰC- THẮT LƯNG SAU CHẤN THƯƠNG

Đỗ Mạnh Hùng1,, Vũ Văn Cường1, Đỗ Anh Tuấn1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của các bệnh nhân gù cột sống đoạn bản lề ngực - thắt lưng sau chấn thương. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu những bệnh nhân được chẩn đoán gù cột sống đoạn bản lề ngực - thắt lưng sau chấn thương tại khoa phẫu thuật Cột sống bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ tháng 05/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Qua nghiên cứu 31 BN được chẩn đoán gù cột sống về đặc điểm lâm sàng độ tuổi trung bình của BN là 59,8±2,2 trong đó chủ yếu gặp nhóm tuổi trên 60 chiếm 52,9%. Tỷ lệ nam/nữ 9/25 chủ yếu là nữ giới chiếm 73,5%. Thời gian trung bình từ khi BN bị chấn thương đến khi vào viện phẫu thuật là 6,9±4,3 tháng, trong đó chủ yếu trong khoảng 3-6 tháng chiếm 52,9%. Có 17,7% trong tổng số BN biểu hiện triệu chứng chèn ép thần kinh mức độ AIS D. Mức độ đau trung bình trước phẫu thuật VAS là 7,47±0,86, chỉ số suy giảm chức năng cột sống trung bình trước mổ là 63,53%±2,8 trong đó chủ yếu thuộc nhóm mất chức năng nhiều (mức IV) chiếm 52,9%. Về đặc điểm chẩn đoán hình ảnh góc gù vùng trung bình là 34,4°±1,3, góc gù thân đốt trung bình là 28,2°±1,4. Trên MRI có 85,3% BN có hình ảnh phù thân đốt sống, có 20,6% BN có tổn thương dây chằng trên gai và liên gai sau, 23,5% có tình trạng chèn ép tủy. Kết luận: Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi trên 60, chủ yếu là nữ. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau cột sống ngực-thắt lưng gây hạn chế vận động cột sống có thể kèm theo tổn thương thần kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gertzbein SD, Harris MB. Wedge osteotomy for the correction of post-traumatic kyphosis. A new technique and a report of three cases. Spine (Phila Pa 1976). 1992;17(3):374-379. doi:10.1097/00007632-199203000-00025
2. Liu FY, Gu ZF, Zhao ZQ, et al. Modified grade 4 osteotomy for the correction of post-traumatic thoracolumbar kyphosis: A retrospective study of 42 patients. Medicine (Baltimore). 2020; 99(37): e22204. doi:10.1097/MD.0000000000022204
3. Li S, Li Z, Hua W, et al. Clinical outcome and surgical strategies for late post-traumatic kyphosis after failed thoracolumbar fracture operation: Case report and literature review. Medicine (Baltimore). 2017;96(49):e8770. doi:10.1097/MD.0000000000008770
4. Hu WH, Wang Y. Osteotomy Techniques for Spinal Deformity. Chin Med J (Engl). 2016;129(21):2639-2641. doi:10.4103/0366-6999.192774
5. Hu W, Wang B, Run H, Zhang X, Wang Y. Pedicle subtraction osteotomy and disc resection with cage placement in post-traumatic thoracolumbar kyphosis, a retrospective study. J Orthop Surg Res. 2016;11:112. doi:10.1186/s13018-016-0447-1
6. Gardner MJ, Demetrakopoulos D, Shindle MK, Griffith MH, Lane JM. Osteoporosis and skeletal fractures. HSS J. 2006;2(1):62-69. doi:10.1007/s11420-005-0137-8
7. Jo DJ, Kim YS, Kim SM, Kim KT, Seo EM. Clinical and radiological outcomes of modified posterior closing wedge osteotomy for the treatment of posttraumatic thoracolumbar kyphosis. J Neurosurg Spine. 2015;23(4):510-517. doi:10.3171/2015.1.SPINE131011
8. Bedbrook GM. Treatment of thoracolumbar dislocation and fractures with paraplegia. Clin Orthop Relat Res. 1975;(112):27-43.