HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LOẠI 2 BẰNG LASER DIODE

Đỗ Thị Thảo1,, Nguyễn Thanh Trung2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 TTYT Châu Thành, Hậu Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 bằng laser diode. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn (thiết kế nửa miệng) trên những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm nha chu, có đái tháo đường loại 2, đến khám và điều trị tại Trung tâm y tế huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Kết quả: Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường: < 5 năm: 36,4%; 5 – 10 năm: 50%; > 10 năm: 13,6%. HbA1c: Kiểm soát tốt (< 6,5%): 9,5%, Kiểm soát khá (6,5% - 7,5%): 47,6%, Kiểm soát kém (> 7,5%): 27,0% (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm nha chu gặp chủ yếu ở nhóm kiểm soát đường kém: 72,7% (HbA1c >7,5%) (p<0,05). Chỉ số chảy máu nướu: Trung bình (PBI: 1,0 - 3,0): 77,8%; Nặng (PBI: > 3,0):  22,2% (p< 0,05). Chỉ số mảng bám (PlI): Nhẹ (PlI < 1,0): 12,7%; Trung bình (PlI :1,0 – 1,9): 14,3%, Nặng (PlI ≥ 2,0): 73,0%. Trung bình chỉ số viêm nha chu tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng sau điều trị đều giảm so với trước điều trị ở cả 2 nhóm (p<0,05). Mức độ tăng chỉ số viêm nha chu ở nhóm chứng tăng cao hơn nhóm thử nghiệm (p< 0,05). Sau điều trị, theo thời gian, tỷ lệ bệnh nhân có GI ở mức trung bình giảm mạnh ở cả 2 nhóm và chuyển sang mức nhẹ (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có GI từ mức trung bình chuyển sang mức nhẹ ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Nghiên cứu đã chứng minh được Laser Diode trong nha khoa, khi sử dụng như liệu pháp bổ sung cho phương pháp nạo túi và làm sạch mặt gốc răng trong điều trị viêm nha chu mạn tính, đem lại kết quả cải thiện rõ rệt các chỉ số lâm sàng (PLI, GI, BOP, PD, CAL) trên nhóm thực nghiệm so với nhóm chứng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Thúy Hồng (2012), Hiệu quả của việc điều trị viêm nha chu đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Tp HCM.
2. Hoàng Ái Kiên (2014), Liên quan giữa tình trạng nha chu và bệnh đái tháo đường type 2, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm Thúy Mai (2002), Nhận xét sự phục hồi bám dính sau nạo túi lợi trong điều trị bệnh viêm quanh răng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Bích Vân, Huỳnh Anh Lan (2019), Cập nhật về mối liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh toàn thân, Thời sự Y học 9/2019, tr. 7.
5. American Academy of Periodontology (2015) American Academy of Periodontology Task Force Report on the Update to the 1999 Classification of Periodontal Diseases and Condition. Periodontal journal, 86(7) pp. 835-838.
6. Chandra S, Shashikumar P (2019) Diode laser- A novel therapeutic approach in the treatment of chronic periodontitis in type 2 diabetes mellitus patients: A prospective randomized controlled clinical trial. J Laser Med Sci, 10(1): 56-63.
7. Chávarry N, Vettore M, et al (2009), The Relationship Between Diabetes Mellitus and Destructive Periodontal Disease: A Meta-Analysis. Oral Health Prev Dent, 7 pp. 107-127.
8. Emrah Kocak, Mehmet Saglam, et al (2016) Nonsurgical periodontal therapy with/without diode laser modulates metabolic control of type 2 diabetics with periodontitis: randomized clinical trial. Laser Med Sci, 31(2): 343-353.
9. Kim E.-K., Lee S.G., Choi Y.-H., et al (2013) Association between diabetes-related factors and clinical periodontal parameters in type-2 diabetes mellitus. BMC Oral Health, 13 (1) pp. 1.