NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ỐNG THÔNG BÀNG QUANG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Quế Anh Trâm1,, Lê Văn Thu2
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Trường Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn tiết niệu (UTI) do sử dụng ống thông bàng quang là một trong những bệnh lý nhiễm trùng phổ biến nhất ở các cơ sở chăm sóc y tế. Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn niệu chiếm khoảng 25% trong các ca nhiễm trufnhg bệnh viện, trong đó 80% các trường hợp nhiễm khuẩn niệu liên qua đến đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn liên quan ống thông bàng quang và tìm hiểu các căn nguyên gây UTI bệnh viện liên quan đến ống thông bàng quang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 98 bệnh nhân có đặt ống thông bàng quang trên 48 giờ tại Khoa Chống độc, Bệnh viện HNĐK Nghệ An trong thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 08/2022. Kết quả: Tần suất mắc NKTNBV liên quan tới ống thông bàng quang là 17,2 bệnh nhân trên 1000 ngày đặt ống thông, với tỷ lệ mắc bệnh nhân trong nhóm bệnh nghiên cứu trên 50 tuổi là cao nhất với 58,54%, trong đó nam chỉ lệ cao hơn nữ ( 70,6%). Thời gian từ khi đặt sonde đến khi chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện là 8,6 ± 5,72 ngày. Tỷ lệ NKTNBV gặp nhiều nhất ở nhóm có thời gian lưu ống thông từ 8-14 ngày với 50%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân NKTNBV chủ yếu là sốt với 66,67%. Kết luận: Tỷ lệ UTI liên quan đến ống thông bàng quang cao trong đó chiếm tỷ lệ lớn là nam trên 50 tuổi. Với các đặc điểm như thời gian đặt sonde từ 8,6 ngày và triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thúy Hằng, 2005. Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông bàng quang tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức, Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Văn Hiệp, 2020. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện liên quan đến ống thông bàng quang ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cưc, Đại học Y Hà Nội.
3. Vũ Thị Thanh Hà, Lê Thị Diễm Tuyết (2004): Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu có đặt ống thông bàng quang.
4. Bongyoung Kim1, Hyunjoo Pai2: Current status of indwelling urinary catheter utilization and catheter-associated urinary tract infection throughout hospital wards in Korea: A multicenter prospective observational study: 2017.
5. Catheter-associated urinary tract infection in adults Thomas Fekete MD uptodate June 2019.
6. Stamm W.E. - Nosocomial urinary tract infection. In: Hospital Infections. Bennett J.V. and Brachman P.S. Eds. Little Brown & Company, Boston, 1992, pp. 597 - 610.
7. Reducing Catheter-Associated Urinary Tract Infection in the Critical Care Unit. Mikel Gray, PhD, FNP, PNP, CUNP, CCCN AACN Advanced Critical Care Volume 21, Number 3, pp.247-257 © 2010, AACN
8. Weiner LM, Webb AK, Limbago B, et al. Antibiotic-resistant pathogens related to health-related infections: Summary of reported data for the National Health Care Safety Network at the Centers for Disease Control and Prevention, 2011.2014.