TỈ LỆ CÁC LOẠI VI KHUẨN GÂY BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022

Võ Khánh Phương1,
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang nhiễm khuẩn là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh thấp kém và tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việt Nam có khoảng 2 – 5 % dân số mắc bệnh lý viêm mũi xoang. Viêm mũi xoang mạn tính nhiễm khuẩn nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra các biến chứng nặng nề như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm não, viêm tĩnh mạch bên, các biến chứng về mắt như viêm mi mắt, túi lệ, kết mạc, viêm tấy ổ mắt, abscess ổ mắt, viêm thần kinh hậu nhãn cầu, viêm đường hô hấp dưới [2]. Việt Nam nằm ở khu vực có tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới, vì vậy việc nhận biết được vi khuẩn gây bệnh và điều trị theo kháng sinh đồ góp phần không nhỏ vào thành công trong điều trị và giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các loại vi khuẩn gây bệnh viêm mũi xoang mạn tính người lớn. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca thực hiện trên 79 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính được lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm định danh vi khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh từ tháng 01/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả: Trong số 79 BN nghiên cứu được nuôi cấy vi khuẩn thì có 60/79 bệnh phẩm có vi khuẩn mọc chiếm 76%. Trong số 60 trường hợp VK mọc chiếm tỉ lệ cao nhất là S.epidermidis có 23/60 trường hợp chiếm tỉ lệ 38,3%, tiếp theo là  S. aureus có 11/60 trường hợp chiếm tỉ lệ 18,3%. Enterobacter cloacae có 10/60 trường hợp chiếm tỉ lệ 16,7%, Escheriachia Coli có 5/60 trường hợp chiếm tỉ lệ 8,3%, Klebsiella pneumoniae có 4/60 trường hợp chiếm tỉ lệ 6,7%. Nhóm Pseudomonas aeruginosa có 7/60 trường hợp chiếm tỉ lệ 11,7%. Kết luận: Kết quả nuôi cấy vi khuẩn định danh được 3 nhóm vi khuẩn gây bệnh trong viêm mũi xoang mạn tính nhiễm khuẩn người lớn là: nhóm tụ cầu khuẩn Staphylococcus chiếm tỉ lệ cao nhất trong đó S.epidermidi 38,3% và S. aureus 18,3%. Nhóm vi khuẩn Gram âm đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae có 3 loài: Enterobacter cloacae 16,7%, Escheriachia Coli 8,3% và Klebsiella pneumoniae 6,7%. Nhóm trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa  chiếm tỉ lệ 11,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Thị Chung (2016), "Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn trong xoang hàm trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính", Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Công Định (2012), "Cập nhật những quan điểm mới về chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang", Tạp chí Y Học Việt Nam, Tập 1, tr.90-93.
3. Nguyễn Văn Hòa (2016), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính nhiễm khuẩn người lớn tại Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương", Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Bùi Thế Hưng, Trần Minh Trường (2019), "Tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh trong bệnh lý viêm xoang mạn tính có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 3, tr. 52-57.
5. Trịnh Thị Hồng Loan (2003),“Viêm mũi xoang mạn tính và hiện tượng kháng kháng sinh hiện nay”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Chan J, H.J. (2001), "The microbiology of chronic rhinosinusitis: results of a community surveillance study, Ear, Nose, and Throat Journal", pp. 143-145.
7. Fokkens, W. J., et al. (2020), "Executive summary of EPOS 2020 including integrated care pathways", Rhinology. 58(2), pp. 82-111.
8. Pleis, J. R., Lucas, J. W., and Ward, B. W. (2009), "Summary health statistics for U.S. adults: National Health Interview Survey, 2008", Vital Health Stat 10(242), pp. 1-157.
9. Potter, G. D. (1981), "Sinus anatomy and pathology", Bull N Y Acad Med. 57(7), pp. 591-604.