HIỆU QUẢ CỦA CÔNG THỨC SRK/T TRONG TÍNH CÔNG SUẤT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT PHACO TẠI BỆNH VIỆN MẮT NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của công thức SRK/T trong dự tính công suất thể thủy tinh (TTT) nhân tạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện từ tháng 11/2022 - 3/2023 trên 162 mắt của bệnh nhân phẫu thuật Phaco đặt TTT nhân tạo, TTT nhân tạo được tính bằng công thứ SRK/T; tại Bệnh viện Mắt Nghệ An. Nghiên cứu đánh giá kết quả khúc xạ tồn dư và thị lực tại các thời điểm sau mổ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Khúc xạ cầu và cầu tương đương trung bình tồn dư của cả nhóm nghiên cứu là 0.35 ± 0.11 và 0.44 ± 0.1. Khúc xạ cầu và khúc xạ cầu tương đương trung bình của nhóm nghiên cứu thấp dần theo thời gian, sau 3 tháng khúc xạ tồn dư đều dao động trong khoảng ± 0.50D. Kết quả sau 1 tuần, khúc xạ cầu tương đương từ +0.50→ -0.50D có 111 mắt (68,5%) chiếm tỷ lệ cao nhất, sau 1 tháng và 3 tháng, tỷ lệ này lần lượt tăng lên 72,8% và 77,8%. Sau 1 tuần hầu hết thị lực không kính sau mổ đều trên 20/70 chiếm 90,1%, thị lực có kính đạt trên 20/70 chiếm 93,3%. Sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ ổn định là thị lực nhìn xa chưa chỉnh kính là 90,7% và nhìn xa có chỉnh kính là 95,1%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
SRK/T, Tồn dư khúc xạ. TTT nhân tạo
Tài liệu tham khảo
2. Haigis (2003). Corneal power after refractive surgery for myopia: contact lens method. J Cataract Refract Surg, 29(7), 1397-1411.
3. Haigis (2008). Intraocular lens calculation after refractive surgery for myopia: Haigis-L formula. J Cataract Refract Surg, 34(10), 1658-1663.
4. Chiselită D, Cantermir A, Gălătanu C, Irod A (2011). “Comparison of two new optical biometry devices with an ultrasonic immersion biometer”Oftalmologia; 55(4):104-10.
5. Hoffer KJ (1993). The Hoffer Q formula: A comparison of theoretic and regression formulas. J Cataract Refract Surg, 19(6), 700-712.
6. Hoffer KJ (2000). Clinical results using the Holladay 2 intraocular lens power formula. J Cataract Refract Surg, 26(8), 1233-1237.
7. Juliana M, Norma A, Luciana S et al (2009). Clinical results in phacoemulsification using the SRK/T formula. Arq Bras Oftalmol, 72(2), 189-193.
8. Retzlaff JA, Sanders DR, Kraff MC (1990). Development of the SRK/T intraocular lens implant power calculation formula. J Cataract Refract Surg,16(3), 333-340.
9. Marilita M Moschos, Irini P Chatziralli, et al (2014), “Intraocular lens power calculation in eyes with short axial length” Indial Journal of Ophthalmology; 62 (6): 692- 694.