KHẢO SÁT BIẾN CỐ ĐỘC TÍNH THẬN TRÊN CÁC BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH COLISTIN TẠI BỆNH VIỆN E

Nguyễn Bảo Kim1, Bùi Sơn Nhật1, Nguyễn Trung Nghĩa2,, Nguyễn Thị Hà2
1 Trường đại học Y Dược, ĐHQGHN
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm và yếu tố nguy cơ liên quan đến biến cố độc tính thận trên các bệnh nhân được chỉ định colistin tại bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 61 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân sử dụng colistin từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021 tại Bệnh Viện E. Kết quả: Tất cả các bệnh nhân đều được giám sát creatinin huyết thanh vào những ngày đầu (4-5 ngày đầu) sử dụng colistin, sau đó tần suất giảm dần; vào ngày thứ 24, tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm creatinin chỉ còn 2%. Chúng tôi ghi nhận được 18/61 bệnh nhân có xảy ra độc tính thận cấp liên quan đến sử dụng colistin (29,5%), trong đó mức độ độc tính thận nguy cơ (27,8%), tổn thương (44,4%), suy thận (27,8%) với thời gian xuất hiện độc tính thận trung vị là 9 ngày. Khả năng xảy ra độc tính thận trên bệnh nhân dùng colistin có xu hướng tăng dần theo thời gian. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng xuất hiện độc tính thận với các yếu tố: tuổi, giảm albumin huyết thanh, thời gian dùng colistin, và dùng kèm furosemid. Kết luận: Độc tính trên thận là một vấn đề cần lưu tâm ở những bệnh nhân sử dụng colistin, đặc biệt ở những người lớn tuổi và có thời gian dùng colistin dài cùng các tình trạng đi kèm như giảm albumin huyết thanh và dùng kèm furosemid. Từ đó cho thấy sự cần thiết các biện pháp nhằm chỉ định thuốc và điều chỉnh liều hợp lý cá thể hóa theo chức năng thận để giảm thiểu tỉ lệ độc thận cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tsuji BT, Pogue JM, Zavascki AP, et al. International Consensus Guidelines for the Optimal Use of the Polymyxins: Endorsed by the American College of Clinical Pharmacy (ACCP), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID), Infectious Diseases Society of America (IDSA), International Society for Anti-infective Pharmacology (ISAP), Society of Critical Care Medicine (SCCM), and Society of Infectious Diseases Pharmacists (SIDP). Pharmacother J Hum Pharmacol Drug Ther. 2019;39(1):10-39. doi:10.1002/phar.2209
2. Nation RL, Rigatto MHP, Falci DR, Zavascki AP. Polymyxin Acute Kidney Injury: Dosing and Other Strategies to Reduce Toxicity. Antibiotics. 2019;8(1):24. doi:10.3390/antibiotics8010024
3. Lopes JA, Jorge S. The RIFLE and AKIN classifications for acute kidney injury: a critical and comprehensive review. Clin Kidney J. 2013;6(1):8-14. doi:10.1093/ckj/sfs160
4. Ko H ja, Jeon M hyok, Choo E ju, et al. Early Acute Kidney Injury Is a Risk Factor That Predicts Mortality in Patients Treated with Colistin. Nephron Clin Pract. 2011;117(3):c284-c288. doi:10.1159/000320746
5. Al-Abdulkarim DA, Alzuwayed OA, Al Ammari M, Al Halwan S, Al Maklafi N, Thomas A. Colistin-induced Nephrotoxicity in a Tertiary Teaching Hospital. Saudi J Kidney Dis Transplant. 2020;31(5):1057. doi:10.4103/1319-2442.301171
6. Ozel AS, Ergönül Ö, Korten V. Colistin nephrotoxicity in critically ill patients after implementation of a new dosing strategy. J Infect Dev Ctries. 2019;13(10):877-885. doi:10.3855/ jidc.11413
7. Omrani AS, Alfahad WA, Shoukri MM, et al. High dose intravenous colistin methanesulfonate therapy is associated with high rates of nephrotoxicity; a prospective cohort study from Saudi Arabia. Ann Clin Microbiol Antimicrob. 2015;14:3. doi:10.1186/s12941-015-0062-8
8. Hải DT. Nghiên cứu độc tính thận trên bệnh nhân sử dụng colistin tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Dược học. Trường Đại học Dược Hà Nội; 2016.
9. Châu ĐTN. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh colistin tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội; 2018.
10. Hoa PTM. Khảo sát tình hình sử dụng colistin từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2020 tại Bệnh viện nhân dân Gia Định. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ. Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh; 2021.