PHÂN TÍCH CHI PHÍ - HIỆU QUẢ CỦA ICS/FORMOTEROL SO VỚI FLUTICASONE/SALMETEROL TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH THÔNG QUA MÔ HÌNH MARKOV

Nguyễn Duy Anh1,2,, Trần Gia Hân2,3, Nguyễn Trường An1
1 Bệnh viện Quận Bình Thạnh,
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ứng dụng mô hình Markov phân tích chi phí - hiệu quả của hai liệu pháp ICS/Formoterol so với Fluticasone/Salmeterol trong điều trị duy trì cho người bệnh hen phế quản ngoại trú mức độ nhẹ - trung bình tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hóa sử dụng mô hình Markov với 5 trạng thái chính bao gồm: (i) kiểm soát hoàn toàn; (ii) kiểm soát một phần; (iii) không kiểm soát; (iv) đợt cấp hen phế quản nặng và (v) tử vong. Nghiên cứu phân tích chi phí - hiệu quả với khung thời gian 50 năm với chu kỳ là một tuần được thực hiện dưới quan điểm của cơ quan chi trả là bảo hiểm y tế. Kết quả biểu thị dưới chỉ số gia tăng chi phí - hiệu quả (ICER) và mặt phẳng chi phí - hiệu quả, kết quả phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất đa chiều. Kết quả: Liệu pháp duy trì với ICS/Formoterol có chi phí cao hơn 31.127.095 VNĐ so với liệu pháp Fluticasone/Salmeterol (tương ứng 145.844.421 VNĐ và 114.717.326 VNĐ), đồng thời làm tăng thêm 0,4555 năm sống có chất lượng (24,9239 QALY so với 24,4684 QALY). Chỉ số gia tăng chi phí - hiệu quả là 68.336.103 VNĐ/QALY thấp hơn ngưỡng chi trả của Việt Nam là 259.164.000 VNĐ. Các kết quả phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất đều cho thấy trong đa số trường hợp phân tích, liệu pháp ICS/Formoterol đều đạt chi phí - hiệu quả. Kết luận: Từ quan điểm cơ quan bảo hiểm y tế Việt Nam, ICS/Formoterol đạt hiệu quả kinh tế tương đối trong điều trị duy trì hen phế quản mức độ nhẹ - trung bình cho người bệnh hen ngoại trú tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi” ban hành kèm theo Quyết định 5850/QĐ-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2020.
2. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự (2011), Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bạch Mai, Hà Nội.
3. Global Initiative for Asthma (2020), Global strategy for asthma management and prevention.
4. O’Byrne PM, FitzGerald JM, Bateman ED, Barnes PJ, Zhong N, Keen C, et al. (2018), As-Needed Budesonide-Formoterol versus Maintenance Budesonide in Mild Asthma. N. Engl. J. Med; 378 (20):1877–87.
5. Johansson G, Andreasson EB, Larsson PE, Vogelmeier CF. (2006), Cost effectiveness of
Budesonide/Formoterol for maintenance and reliever therapy versus Salmeterol/Fluticasone
plus salbutamol in the treatment of asthma. Pharmacoeconomics; 24(7):695-708. doi:
10.2165/00019053-200624070-00008.