ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN MLH1 TRÊN CÁC TỔN THƯƠNG/POLYP RĂNG CƯA THEO CẬP NHẬT WHO 2019

Trần Hữu Thái1,, Ngô Phúc Thịnh2, Huỳnh Thanh Phượng3, Võ Thị Ngọc Diễm3
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hệ thống phân loại WHO 2019 đã có những cập nhật thay đổi quan trọng trong tiêu chuẩn chẩn đoán mô bệnh học các tổn thương/polyp răng cưa ở đại – trực tràng (ĐTT) và vai trò của MLH1 trong chẩn đoán tổn thương răng cưa không cuống nghịch sản (SSLD). Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm mô bệnh học các tổn thương/polyp răng cưa theo cập nhật WHO 2019. (2) Đánh giá biểu hiện MLH1 trên các tổn thương răng cưa không cuống có và không có nghịch sản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 136 tổn thương của 130 bệnh nhân được sàng lọc hồi cứu qua chẩn đoán, từ khóa và hình ảnh của 1.915 tổn thương đã được chẩn đoán “tổn thương/polyp răng cưa ở ĐTT” tại Bộ môn Mô phôi – Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2019 đến 05/2021. Đánh giá biểu hiện MLH1 trên 29 trường hợp tổn thương răng cưa không cuống không nghịch sản (SSL) và nghịch sản (SSLD). Kết quả: Trong nhóm SSL, tăng trưởng bất đối xứng thường gặp nhất (86,2%), răng cưa kéo dài đến đáy tuyến (gặp trong 48,3%) và giãn 1/3 dưới đáy tuyến gặp trong 65,5% các trường hợp, tăng trưởng dọc cơ niêm ít gặp nhất (27,6%). Trong nhóm SSLD, hình thái nghịch sản không đặc hiệu thường gặp nhất (66,7%), sau đó là nghịch sản tối thiểu (25%) và nghịch sản răng cưa ít gặp nhất (8,3%). Trong nhóm TSA, 100% các trường hợp hiện diện hai đặc điểm đặc trưng: răng cưa dạng khe và tế bào học điển hình, 38,7% không có đặc điểm hình thành nụ biểu mô lạc chỗ; và 25,8% TSA xuất nguồn từ một tổn thương tiền thân. Mất biểu hiện hoàn toàn MLH1 không được ghi nhận trên cả trên 29 trường hợp SSL và SSLD. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm mô bệnh học các tổn thương/polyp răng cưa ở ĐTT theo cập nhật của WHO 2019, tuy nhiên định hướng mẫu mô kém có thể ảnh hưởng đến tần suất các đặc điểm quan trọng trong chẩn đoán, từ đó cho thấy vai trò quan trọng của định hướng mẫu mô. Răng cưa dạng khe và tế bào học điển hình là hai đặc điểm đặc hiệu trong chẩn đoán TSA. Nghiên cứu không ghi nhận mất biểu hiện hoàn toàn MLH1 trong SSL và SSLD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bateman, A. C. (2021), "The spectrum of serrated colorectal lesions-new entities and unanswered questions", Histopathology. 78(6), pp. 780-790.
2. Bettington, M., et al. (2017), "Clinicopathological and molecular features of sessile serrated adenomas with dysplasia or carcinoma", Gut. 66(1), pp. 97-106.
3. Crockett, S. D. and Nagtegaal, I. D. (2019), "Terminology, Molecular Features, Epidemiology, and Management of Serrated Colorectal Neoplasia", Gastroenterology. 157(4), pp. 949-966.e4.
4. Jaravaza, D. R. and Rigby, J. M. (2020), "Hyperplastic polyp or sessile serrated lesion? The contribution of serial sections to reclassification", Diagn Pathol. 15(1), p. 140.
5. Kim, M. J., et al. (2013), "Traditional serrated adenoma of the colorectum: clinicopathologic implications and endoscopic findings of the precursor lesions", Am J Clin Pathol. 140(6), pp. 898-911.
6. Liu, C., et al. (2017), "Sessile serrated adenomas with dysplasia: morphological patterns and correlations with MLH1 immunohistochemistry", Mod Pathol. 30(12), pp. 1728-1738.
7. Pai, R. K., J., Makinen M., and Rosty, C. (2019), WHO classification of tumors: Digestive system tumours, 5th ed, World Health Organization Classification of Tumours, Lyon: International Agency for Research on Cancer.
8. Wiland, H. O. th, et al. (2014), "Morphologic and molecular characterization of traditional serrated adenomas of the distal colon and rectum", Am J Surg Pathol. 38(9), pp. 1290-7.