HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT CẮT TRĨ TRONG NGÀY DƯỚI GÂY TÊ TẠI CHỖ

Võ Nguyên Trung1,2,, Hà Mạnh Tuấn1,2, Nguyễn Quốc Vinh1,2, Lê Việt Tùng2, Nguyễn Tấn Thành1, Nguyễn Ngọc Thương1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn lành tính, không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, phẫu thuật cắt trĩ vẫn được xem là phương pháp điều trị triệt để nhất trong các trường hợp bệnh trĩ độ III, độ IV hoặc có biến chứng tắc mạch. Trong xu thế phát triển phẫu thuật trong ngày, nhằm phục vụ nhu cầu của người bệnh và giảm tải về chi phí y tế, việc phát triển phẫu thuật cắt trĩ trong ngày dưới gây tê tại chỗ trở nên cấp thiết. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, thực hiện trên với 55 người bệnh được phẫu thuật cắt trĩ dưới gây tê tại chỗ, và 48 người bệnh được phẫu thuật cắt trĩ dưới gây tê tủy sống tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ cở 2 từ 1/2018 đến 12/2022. Kết quả: Không có sự khác biệt về điểm đau sau mổ theo thang điểm NRS và mức độ hài lòng giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, biến chứng bí tiểu sau mổ được ghi nhận ở nhóm gây tê tủy sống với tỉ lệ 6,3%, trái ngược với không có trường hợp nào trong nhóm gây tê tại chỗ (p=0,01). Thời gian mổ, thời gian nằm viện chung và thời gian nằm viện sau mổ dài hơn đáng kể ở nhóm gây tê tủy sống (p<0,001). Tổng chi phí khi ra viện của người bệnh nhóm gây tê tại chỗ thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm gây tê tủy sống (7.685.055 ± 2.122.364 VND so với 9.108.330 ± 2.267.286 VND, p=0,001, kiểm định t-test). Kết luận: Cắt trĩ dưới gây tê tại chỗ không có biến chứng sau mổ, có thời gian nằm viện ngắn hơn, và chi phí y tế thấp hơn so với gây tê tủy sống. Phương pháp gây tê tại chỗ phối hợp với thuốc an thần đường tĩnh mạch cho thấy tính khả thi trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ryu HY, Kim JY, Lim HK, et al. Bupivacaine induced cardiac toxicity mimicking an acute non-ST segment elevation myocardial infarction. Yonsei Med J. 2007;48(2):331-336. doi: 10.3349/ymj.2007.48.2.331.
2. Argov S, Levandovsky O. Radical, ambulatory hemorrhoidectomy under local anesthesia. The American Journal of Surgery. 2001;182(1):69-72. doi:10.1016/S0002-9610(01)00649-3.
3. Argov S, Levandovsky O, Yarhi D. Milligan–Morgan hemorrhoidectomy under local anesthesia — an old operation that stood the test of time: A single-team experience with 2,280 operations. Int J Colorectal Dis. 2012;27(7):981-985. doi: 10.1007/s00384-012-1426-6.
4. Bansal H, Jenaw RK, Mandia R, Yadav R. How to do Open Hemorrhoidectomy Under Local Anesthesia and its Comparison with Spinal Anesthesia. Indian J Surg. 2012;74(4):330-333. doi:10.1007/s12262-012-0438-3.
5. Anannamcharoen S, Cheeranont P, Boonya-usadon C. Local perianal nerve block versus spinal block for closed hemorrhoidectomy: a ramdomized controlled trial. J Med Assoc Thai.
6. Lacerda-Filho A, Cunha-Melo JR. Outpatient haemorrhoidectomy under local anaesthesia. Eur J Surg. 1997;163(12):935-940.