KHẢO SÁT VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ Ở TRẺ EM MẮC COVID-19 TẠI NGHỆ AN

Trần Văn Phú1,2, Nguyễn Thị Thanh Mai1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị, Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát vấn đề giấc ngủ ở trẻ em mắc COVID-19. Phương pháp: Nghiên cứu khảo sát người chăm sóc của 168 trẻ em mắc COVID-19, tuổi từ 2 đến 10, tại Nghệ An, trong đó có 63 trẻ được điều trị tại bệnh viện, 105 trẻ được điều trị tại nhà. Tại thời điểm 2 – 4 tuần sau khi trẻ xét nghiệm dương tính với COVID-19, người chăm sóc được phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của trẻ bằng thang điểm đánh giá thói quen ngủ ở trẻ em (Children’s Sleep Habit Questionnaire - CSHQ) đối với trẻ 6-10 tuổi, thang rút gọn (Short Form SF-CSHQ) đối với trẻ 2-5 tuổi. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở trẻ mắc COVID-19 tuổi từ 2 – 10 là 51,8%. Tỷ lệ này ở nhóm trẻ 2-5 tuổi là 55,7% và ở nhóm 6-10 tuổi là 47,5%. Nhóm điều trị tại bệnh viện có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn so với nhóm điều trị tại nhà (61,9% so với 45,7%), và cần hỗ trợ giấc ngủ nhiều hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh với nhóm trẻ 6-10 tuổi, nhóm trẻ 2 – 5 tuổi gặp nhiều hơn rõ rệt các vấn đề giấc ngủ như chống đối đi ngủ, khó vào giấc ngủ, sợ hãi khi ngủ, thức giấc trong đêm. Kết luận: Rối loạn giấc ngủ là thường gặp ở trẻ em 2 – 10 tuổi mắc COVID-19. Sự quan tâm, quản lý vấn đề giấc ngủ là cần thiết trong điều trị và chăm sóc trẻ mắc COVID – 19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. CDC. COVID-19 and Your Health. Centers for Disease Control and Prevention. Published February 11, 2020. Accessed April 4, 2022. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/long-term-effects/index.html
2. Đoàn Thị Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Thanh Mai. Khảo sát đặc điểm giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 10 - Số 2 / 2017.
3. Werner S, Doerfel C, Biedermann R, et al. The CSHQ-DE Questionnaire Uncovers Relevant Sleep Disorders in Children and Adolescents with Long COVID. Child Basel Switz. 2022;9(9):1419. doi:10.3390/children9091419
4. Bathory E, Tomopoulos S. Sleep Regulation, Physiology and Development, Sleep Duration and Patterns, and Sleep Hygiene in Infants, Toddlers, and Preschool-Age Children. Curr Probl Pediatr Adolesc Health Care. 2017;47(2):29-42. doi:10.1016/j.cppeds.2016.12.001
5. MacKenzie NE, Keys E, Hall WA, et al. Children’s Sleep During COVID-19: How Sleep Influences Surviving and Thriving in Families. J Pediatr Psychol. 2021;46(9):1051-1062. doi:10.1093/ jpepsy/jsab075
6. Owens JA, Spirito A, McGuinn M. The Children’s Sleep Habits Questionnaire (CSHQ): psychometric properties of a survey instrument for school-aged children. Sleep. 2000;23(8):1043-1051.
7. Goodlin-Jones BL, Sitnick SL, Tang K, Liu J, Anders TF. The Children’s Sleep Habits Questionnaire in toddlers and preschool children. J Dev Behav Pediatr JDBP. 2008;29(2):82-88. doi:10.1097/dbp.0b013e318163c39a
8. Dong Y, Mo X, Hu Y, et al. Epidemiology of COVID-19 Among Children in China. Pediatrics. 2020; 145(6):e20200702. doi:10.1542/peds.2020-0702
9. Buonsenso D, Pujol FE, Munblit D, Pata D, McFarland S, Simpson FK. Clinical characteristics, activity levels and mental health problems in children with long coronavirus disease: a survey of 510 children. Future Microbiol. 17(8):577-588. doi:10.2217/fmb-2021-0285
10. Ashkenazi-Hoffnung L, Shmueli E, Ehrlich S, et al. Long COVID in Children. Pediatr Infect Dis J. 2021; 40(12):e509-e511. doi:10.1097/ INF.0000000000003285