MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC TỰ TỬ TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ngộ độc tự tử tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 317 bệnh nhân ngộ độc tự tử điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu: 9/2021-5/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 35,3 ±15,4. Tỷ lệ nam/nữ là 0,8. Nguyên nhân do yếu tố mâu thuẫn gia đình chiếm 48,6%. Có 54 bệnh nhân được chấn đoán bệnh tâm thần từ trước. 30,9% nguyên nhân tự tử ngộ độc là do uống thuốc diệt cỏ. 46,7% bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa. Tăng số lượng bạch cầu ở nhóm tử vong với mức trung bình là 17,19 ± 8,84 G/L. Tăng nồng độ ure và creatinine ở nhóm bệnh nhân tử vong với lần lượt là 7,11±5,05 mmol/L và 146,17±180,07 µmol/L. Truyền dịch và than hoạt là phương pháp giải độc được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 100% và 62,1%. Tỷ lệ tử vong là 11,4% trong đó 34/36 trường hợp do hóa chất bảo vệ thực vật. Kết luận: Ngộ độc tự tử xảy ra ở mọi lứa tuổi ở cả hai giới với nhiều nguyên nhân, yếu tố mâu thuẫn trong gia đình chiếm tỷ lệ cao. Tác nhân gây độc thường gặp là nhóm hoá chất diệt cỏ. Triệu chứng ngộ độc hay gặp nhất là ở hệ tiêu hóa. Bệnh nhân tử vong có biểu hiện tăng bạch cầu và suy thận rõ rệt. Tỷ lệ tử vong là 11,4%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ngộ độc, tự tử
Tài liệu tham khảo
2. Tuan, N. V. và các cộng sự. Suicide attempts by poisoning in Hanoi, Vietnam: methods used, mental problems, and history of mental health care. Arch Suicide Res. 2009; 13(4), tr. 368-77.
3. Tạ Văn Trầm. Tự tử ở trẻ vị thành niên tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang. 2008.
4. Bộ Y TẾ. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc. 2015
5. WHO. Suicide worldwide in 2019. 2019.