BÀI XUẤT NATRI NIỆU MỘT THỜI ĐIỂM TRONG ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG LỢI TIỂU QUAI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP

Hoàng Văn Sỹ1,2, Lý Quang Sang1,2, Trần Nguyễn Phương Hải2,
1 Đại học Y dược TP. HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Có 20-30% bệnh nhân suy tim cấp đề kháng với lợi tiểu quai, điều này làm giới hạn hiệu quả điều trị giảm sung huyết, từ đó làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch. Đánh giá đáp ứng với lợi tiểu quai là một thách thức trong thực hành, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy vai trò hữu ích của các chỉ dấu bài xuất natri niệu một thời điểm trong việc đánh giá đáp ứng lợi tiểu ở giai đoạn rất sớm. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của bài xuất natri niệu một thời điểm sau điều trị lợi tiểu quai và khảo sát mối liên quan của các chỉ dấu này với các thang đo lâm sàng trong đánh giá đáp ứng lợi tiểu quai ở bệnh nhân suy tim cấp. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 51 bệnh nhân suy tim cấp nhập khoa Nội Tim Mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Ghi nhận kết quả nồng độ natri niệu và phân suất thanh thải natri thời điểm ngay sau điều trị lợi tiểu quai; và các thang đo lâm sàng gồm mức sụt cân, thể tích nước tiểu, cân bằng xuất nhập âm sau 24 giờ điều trị lợi tiểu. Kết quả: Bệnh nhân suy tim cấp sau điều trị furosemide tĩnh mạch với liều trung vị ban đầu là 20 (20-40) mg; có trung vị của nồng độ natri niệu thời điểm và phân suất thanh thải natri lần lượt là 104 (70 – 123) mmol/L và 2,62 (0,97 - 7,58)%. Nồng độ natri niệu và phân suất thanh thải natri một thời điểm đều tương quan thuận ở mức độ vừa - có ý nghĩa thống kê với các thang đo lâm sàng: mức sụt cân, thể tích nước tiểu, và cân bằng xuất nhập âm sau 24 giờ. Nhóm bệnh nhân có nồng độ natri niệu thấp (≤ 60mmol/L) có đáp ứng với lợi tiểu quai kém hơn đáng kể so với nhóm có nồng độ natri niệu cao (> 60 mmol/L). Kết luận: Bài xuất natri niệu một thời điểm thấp có liên quan với đáp ứng lợi tiểu quai kém; thể hiện bởi mức sụt cân, thể tích nước tiểu và cân bằng xuất nhập âm sau điều trị lợi tiểu thấp hơn đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mullens W, Damman K, Harjola VP, et al. The use of diuretics in heart failure with congestion - a position statement from the Heart Failure Association of the European Society of Cardiology. Eur J Heart Fail. Feb 2019;21(2):137-155. doi:10.1002/ejhf.1369
2. Testani JM, Brisco MA, Kociol RD, et al. Substantial Discrepancy Between Fluid and Weight Loss During Acute Decompensated Heart Failure Treatment. Am J Med. Jul 2015;128(7):776-83.e4. doi:10.1016/j.amjmed.2014.12.020
3. Singh D, Shrestha K, Testani JM, et al. Insufficient natriuretic response to continuous intravenous furosemide is associated with poor long-term outcomes in acute decompensated heart failure. J Card Fail. Jun 2014;20(6):392-9. doi:10.1016/j.cardfail.2014.03.006
4. Testani JM, Hanberg JS, Cheng S, et al. Rapid and Highly Accurate Prediction of Poor Loop Diuretic Natriuretic Response in Patients With Heart Failure. Circ Heart Fail. Jan 2016; 9(1): e002370. doi: 10.1161/circheartfailure.115.002370
5. Brinkley DM, Jr., Burpee LJ, Chaudhry SP, et al. Spot Urine Sodium as Triage for Effective Diuretic Infusion in an Ambulatory Heart Failure Unit. J Card Fail. Jun 2018;24(6):349-354. doi:10.1016/j.cardfail.2018.01.009
6. Damman K, Ter Maaten JM, Coster JE, et al. Clinical importance of urinary sodium excretion in acute heart failure. Eur J Heart Fail. Feb 22 2020;doi:10.1002/ejhf.1753
7. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. Sep 21 2021;42(36):3599-3726. doi:10.1093/eurheartj/ehab368
8. Oh SW, Han SY. Loop Diuretics in Clinical Practice. Electrolyte Blood Press. 2015;13(1):17-21.doi:10.5049/EBP.2015.13.1.17