ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÔ MẮT TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH NHÃN ÁP BẰNG THUỐC HẠ NHÃN ÁP

Lê Kiều Chinh1,, Bùi Thị Vân Anh1,2
1 Trường Đại học Y Dược- Đại học Quốc Gia Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1) Đánh giá tình trạng khô mắt trên bệnh nhân mắc glôcôm đang được điều chỉnh nhãn áp bằng thuốc hạ nhãn áp. 2) Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng trạng khô mắt ở bệnh nhân glôcôm được điều chỉnh nhãn áp bằng thuốc hạ nhãn áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên 30 mắt (16 bệnh nhân) đã được chẩn đoán glôcôm và đang được điều chỉnh nhãn áp bằng các thuốc hạ nhãn áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị khô mắt sau khi sử dụng thuốc hạ nhãn áp dạng nhỏ là 90% với 30% là tình trạng khô mắt nhẹ, 36,7% ở mức trung bình và 23,3% là tình trạng nặng. Bên cạnh đó độ tuổi, giới tính, các chất bảo quản (BAK và Poly-quad) và loại thuốc hạ nhãn áp có mối liên quan tới tình trạng khô mắt của nhóm bệnh nhân trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng khô mắt là rất phổ biến ở các bệnh nhân glôcôm đang được điều chỉnh nhãn áp bằng thuốc hạ nhãn áp và tình trạng này bị ảnh hưởng bỏi nhiều yếu tố khác nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kang J.M. and Tanna A.P. (2021). Glôcôm. Med Clin North Am, 105(3), 493–510.
2. Aguayo Bonniard A., Yeung J.Y., Chan C.C., et al. (2016). Ocular surface toxicity from glôcôm topical medications and associated preservatives such as benzalkonium chloride (BAK). Expert Opin Drug Metab Toxicol, 12(11), 1279–1289.
3. Safety profile of minimally invasive glôcôm surgery - PubMed. , accessed: 02/07/2023.
4. Schiffman R.M., Christianson M.D., Jacobsen G., et al. (2000). Reliability and Validity of the Ocular Surface Disease Index. Arch Ophthalmol, 118(5), 615–621.
5. Craig J.P., Nichols K.K., Akpek E.K., et al. (2017). TFOS DEWS II Definition and Classification Report. Ocul Surf, 15(3), 276–283.
6. Lemp M.A. (1995). Report of the National Eye Institute/Industry workshop on Clinical Trials in Dry Eyes. CLAO J Off Publ Contact Lens Assoc Ophthalmol Inc, 21(4), 221–232.
7. Sahlu M. and Giorgis A.T. (2021). Dry eye disease among Glôcôm patients on topical hypotensive medications, in a tertiary hospital, Ethiopia. BMC Ophthalmol, 21(1), 155.
8. Palikhey A., Koiree S., Kumar Mehta R., et al. (2022). Dry Eye Disease among Patients with Glôcôm under Topical Antiglôcôm Agents in a Tertiary Care Centre: A Descriptive Cross-sectional Study. JNMA J Nepal Med Assoc, 60(253), 800–804.
9. The Ocular Surface | Ento Key. , accessed: 02/03/2023.
10. Arita R., Itoh K., Maeda S., et al. (2012). Effects of long-term topical anti-glôcôm medications on meibomian glands. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol Albrecht Von Graefes Arch Klin Exp Ophthalmol, 250(8), 1181–1185.