MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA NHIỆM PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Minh Đức1,, Thái Thanh Trúc1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đa nhiệm phương tiện truyền thông (PTTT) là hành vi phổ biến ở giới trẻ và có thể có liên quan đến các rối loạn trầm cảm, lo âu, stress.  Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa đa nhiệm PTTT và tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh.  Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 1-3/2023 tại 4 trường THPT ở 4 quận/huyện với sự tham gia của 1009 học sinh. Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi tự điền bao gồm các nội dung về đặc điểm dân số xã hội, đa nhiệm PTTT bằng thang đo MMM-L và trầm cảm, lo âu, stress thông qua thang đo DASS-21.  Kết quả: Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 55,8%, 67,9% và 50,2%. Học sinh chủ yếu đa nhiệm khi nhắn tin (97,0%), lướt mạng xã hội (92,9%) và nghe nhạc (90,9%). Ăn uống và làm bài tập về nhà là 2 hoạt động phi truyền thông có tỉ lệ đa nhiệm cao nhất (90,3% và 89,7%). Học sinh đa nhiệm trong khi nhắn tin có chênh lệch mắc trầm cảm, lo âu và stress cao nhất. Trong nhóm hoạt động phi truyền thông, đa nhiệm trong khi làm bài tập về nhà có chênh lệch mắc trầm cảm và lo âu nhiều hơn, đa nhiệm khi đang ăn uống và tự học có chênh lệch mắc stress nhiều hơn.  Kết luận: Chênh lệch mắc các rối loạn trên khác nhau đối với từng hoạt động đa nhiệm. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động sử dụng các PTTT và hành vi lối sống hàng ngày của học sinh để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoài Thương, Trần Thành Nam (2019) "Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh và nhu cầu sử dụng ứng dụng tư vấn tâm lý trong trường học". Khoa học và công nghệ Việt Nam, 61 (10)
2. Nguyễn Danh Lâm, Lê Minh Giang, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị Thanh Mai (2022) "Thực trạng nguy cơ stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trung học phổ thông huyện Yên Định, Thanh Hóa". Tạp chí y học Việt Nam, 1 (516), tr. 67-70.
3. Thai TT, Vu NLLT, Bui HHT (2020) "Mental health literacy and help-seeking preferences in high school students in ho Chi Minh City, Vietnam". School Mental Health, 12 (2), pp. 378-387.
4. Baumgartner S, Wouter Weeda, van der Heijden Lisa L., Mariette Huizinga (2014) "The relationship between media multitasking and executive function in early adolescents". Journal of Early Adolescence, 34 (8), pp. 1120-1144.
5. Hilde Voorveld, Claire M Segijn, Paul Ketelaar, Edith G. Smit (2014) "Investigating the prevalence and predictors of media multitasking across countries". International Journal of Communication, 8 (1), pp. 2755-2777.
6. Li Shiyi, Fan Lifang (2022) "Media multitasking, depression, and anxiety of college students: Serial mediating effects of attention control and negative information attentional bias". Frontiers in Psychiatry, 13:989201
7. Mindy Lee, Karen Murphy, Glenda Andrews (2018) "Using Media While Interacting Face-to-Face Is Associated With Psychosocial Well-Being and Personality Traits". Psychol Rep, 122 (3), pp. 944-967.
8. Myoungju Shin, Eva Kemps (2020) "Media multitasking as an avoidance coping strategy against emotionally negative stimuli". Anxiety, Stress & Coping, 33 (4), pp. 440-451.