ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN KHE HỞ XƯƠNG Ổ RĂNG ĐIỀU TRỊ GHÉP XƯƠNG CÓ SỬ DỤNG FIBRIN

Võ Ngọc Cường1,, Phan Minh Hoàng2, Đỗ Tiến Hải3, Võ Khánh Tường3, Trương Nhựt Khuê4
1 Bệnh viện huyện Bình Chánh
2 Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị Bệnh Nghề Nghiệp
3 Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: khe hở môi – vòm miệng là những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ở vùng răng hàm mặt. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân có khe hở xương ổ răng có chỉ định ghép xương có sử dụng Fibrin giàu tiểu cầu tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng trên 39 bệnh nhân bị dị tật khe hở môi – vòm miệng tại khoa Vi phẫu – Tạo hình Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh có chỉ định phẫu thuật ghép xương khe hở xương ổ răng một bên trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2020-06/2022. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung vị của đối tượng nghiên cứu là 14 với khoảng tứ phân vị từ 10 – 18. Hơn một nửa đối tượng thuộc nhóm tuổi trên 12 tuổi với đa số là bệnh nhân nam (64,1%). Đa số bệnh nhân có vị trí khe hở xương ở ổ răng trái chiếm 51,3% và phẫu thuật bên trái chiếm 64,1%. Trung vị của khoảng cách cổ răng ngắn nhất của hai răng cạnh khe hở và khoảng cách khe hở xương ổ răng lần lượt là 8,88 (6,45-12,1) và 3,27 (2,09-5,01). Tương quan cổ răng theo chiều trên dưới của hai răng cạnh khe hở có trung vị là 7,06 và khoảng tứ phân vị là 6,18-9,39. Kết luận: Độ tuổi mang lại kết quả tốt nhất là 7-12 tuổi, cần tư vấn cho bệnh nhân có khe hở xương ổ răng thực hiện phẫu thuật trong giai đoạn này để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Anh Tuấn, Phạm Dương Châu (2021) "Đánh giá kết quả điều trị ghép xương giữa hai nhóm có và không sử dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng". Tạp chí Y học Việt Nam, 498 (1), tr. 47-50.
2. Omidkhoda M., Jahnabin A., Khoshandam F., Eslami F., Hosseini Zarch S.H., Tavakol Afshari J., et al. "Efficacy of Platelet-Rich Fibrin Combined with Autogenous Bone Graft in the Quality and Quantity of Maxillary Alveolar Cleft Reconstruction". Iranian journal of otorhinolaryngology, 30 (101), pp. 329–334.
3. Boyne P.J., Sands N.R. (1972) "Secondary bone grafting of residual alveolar and palatal clefts". Journal of oral surgery, 30 (2), pp. 87-92.
4. Felix-Schollaart B., Prahl-Andersen B., Puyenbroek J.I., Boomsma D.I. (1986) "Incidence of cheilognathopalatoschisis in the Netherlands". Tijdschrift voor kindergeneeskunde, 54 (3), pp. 90-95.
5. Marukawa E., Oshina H., Iino G., Morita K., Omura K. (2011) "Reduction of bone resorption by the application of platelet-rich plasma (PRP) in bone grafting of the alveolar cleft". Journal of cranio-maxillo-facial surgery, 39 (4), pp. 278-283.
6. Lei R.L., Chen H.S., Huang B.Y., Chen Y.C., Chen P.K., Lee H.Y., et al. (2013) "Population-based study of birth prevalence and factors associated with cleft lip and/or palate in Taiwan 2002-2009". PloS one, 8 (3)
7. Saruhan N., Ertas U. (2018) "Evaluating of Platelet-Rich Fibrin in the Treatment of Alveolar Cleft With Iliac Bone Graft By Means of Volumetric Analysis". J Craniofac Surg, 29 (2), pp. 322-326.
8. Desai A.K., Kumar N., Dikhit P., Koikude S.B., Bhaduri S. (2019) "Efficacy of Platelet-Rich Fibrin in Secondary Cleft Alveolar Bone Grafting". Craniomaxillofacial Trauma & Reconstruction Open, 3 (1)