ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân Hội chứng động mạch vành cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 107 bệnh nhân được can thiệp ĐMV qua da tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái từ năm 2021 đến năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 68 ± 10 tuổi, nam giới 62,6%, Tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim và rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch chính trong nghiên cứu. Phần lớn bệnh nhân khởi phát triệu chứng đau ngực không điển hình khi vào viện chiếm tỉ lệ 77,6%. Bệnh nhân NMCT có ST chênh, NMCT không ST chênh, ĐNKOĐ lần lượt chiếm tỉ lệ là: 33,6%, 21,5%, 44,9%. ĐMV thủ phạm hay gặp là LAD và RCA, tổn thương ĐMV 2 nhánh và 3 nhánh gặp nhiều nhất ở nhóm NMCT so với ĐNKOĐ, với p < 0,05. Can thiệp ĐMV tỉ lệ thành công 99,1%, thất bại 0,9%. Kết luận: Bệnh nhân HCĐMVC thường không có cơn đau thắt ngực điển hình trên lâm sàng, nam gặp nhiều hơn nữ. Bước đầu thực hiện kỹ thuật can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân HCĐMVC tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái đạt kết quả thành công cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Can thiệp động mạch vành qua da, Hội chứng động mạch vành cấp.
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Ngọc Ấn (2013). Bước đầu đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. , accessed: 03/18/2022.
3. Huỳnh Quốc Bình và cộng sự (2013). Kết quả bước đầu chụp và can thiệp động mạch vành trong hội chứng động mạch vành cấp tại Bệnh viện Tim mạch An Giang từ tháng 7-9/2013. 10.
4. Nguyễn Mạnh Tuấn (2013). Nghiên cứu giá trị thang điểm syntax lâm sàng trong tiên lượng bệnh nhân Hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp qua da., Luận văn Thạc sĩ Y Học, Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Hoàng Dương (2021). Đánh giá kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020-2021. accessed: 11/09/2022.
6. Trần Thừa Nguyên (2021). Dự báo nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (44), 33–42.
7. Nguyễn Tá Đông và cộng sự (2012). Nghiên cứu mối liên quan giữa các thành tố của thang điểm nguy cơ Framingham và mức độ tổn thương động mạch vành. .
8. Nguyễn Thị Như Hoa (2016). Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân tăng huyết áp được quản lí tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên., Luận văn Thạc sĩ Y Học, Đại Học Y- Dược Thái Nguyên.
9. Nguyễn Ngọc Tú và cộng sự (2008). Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nữ bị hội chứng động mạch vành cấp tại bệnh viện thống nhất | Tim mạch học. , accessed: 11/10/2022.
10. Lê Thanh Bình và cộng sự (2021). Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân Hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp stent chỗ chia nhánh động mạch vành. VMJ, 504(1).