KẾT QUẢ TRIỆT ĐỐT RỐI LOẠN NHỊP THẤT KHỞI PHÁT TỪ ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢN ĐỒ BA CHIỀU GIẢM CHIẾU TIA X

Vũ Văn Bạ1,2, Lương Công Thức1,3, Phan Đình Phong4,
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện E
3 Bệnh viện Quân Y 103
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả triệt đốt rối loạn nhịp thất (RLNT) khởi phát từ đường ra thất phải (ĐRTP) bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) sử dụng phương pháp lập bản đồ ba chiều (3D) giảm chiếu tia X. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, chia nhóm không ngẫu nhiên, được thực hiện trên 126 đối tượng được chẩn đoán RLNT khởi phát từ ĐRTP có chỉ định và được triệt đốt bằng RF tại Bệnh viện E từ tháng 3 năm 2020 tới tháng 10 năm 2022. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm theo tỉ lệ 1:1: Nhóm sử dụng hệ thống lập bản đồ giải phẫu điện học 3D và nhóm chiếu tia X thường quy trong thủ thuật triệt đốt. Kết quả: Nhóm sử dụng hệ thống 3D: Tỉ lệ thành công sớm sau thủ thuật là 98,4%. Tỉ lệ thành công sau theo dõi 4,0 (2,0–8,0) tháng là 87,3%. Tỉ lệ biến chứng nhẹ là 4,8% (gồm block nhánh phải thoáng qua và giả phình động mạch). Tỉ lệ biến chứng nặng là 0%. Thời gian chiếu tia trung vị là 0,0 giây. Nhóm chiếu tia X thường quy: Tỉ lệ thành công sớm sau thủ thuật nhóm sử dụng hệ thống 3D là 98,4%. Tỉ lệ thành công sau theo dõi 3,0 (1,0 – 10,0) tháng là 84,1%. Tỉ lệ biến chứng nhẹ là 4,8% (toàn bộ là block nhánh phải thoáng qua). Tỉ lệ biến chứng nặng là 0%. Thời gian chiếu tia trung vị là 514 giây. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu về các tiêu chí thành công sớm, thành công sau thủ thuật, biến chứng với p > 0,05. Kết luận: Triệt đốt RLNT khởi phát từ ĐRTP bằng năng lượng RF sử dụng phương pháp lập bản đồ 3D giảm chiếu tia X cho thấy hiệu quả và an toàn khi so sánh với sử dụng phương pháp lập bản đồ chiếu tia X thường quy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Zeppenfeld K, Tfelt-Hansen J, de Riva M, Winkel BG, Behr ER, Blom NA, et al. 2022 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death. Eur Heart J. 2022; 43(40):3997-4126.
2. Cronin EM, Bogun FM, Maury P, Peichl P, Chen M, Namboodiri N, et al. 2019 HRS/EHRA/APHRS/LAHRS expert consensus statement on catheter ablation of ventricular arrhythmias. Europace. 2019;21(8):1143-4.
3. Haegeli LM, Stutz L, Mohsen M, Wolber T, Brunckhorst C, On CJ, et al. Feasibility of zero or near zero fluoroscopy during catheter ablation procedures. Cardiology journal. 2019;26(3):226-32.
4. Kim YH, Chen SA, Ernst S, Guzman CE, Han S, Kalarus Z, et al. 2019 APHRS expert consensus statement on three-dimensional mapping systems for tachycardia developed in collaboration with HRS, EHRA, and LAHRS. J Arrhythm. 2020;36(2):215-70.
5. Heidbuchel H, Wittkampf FH, Vano E, Ernst S, Schilling R, Picano E, et al. Practical ways to reduce radiation dose for patients and staff during device implantations and electrophysiological procedures. Europace. 2014;16(7):946-64.
6. Zoppo F, Licciardello C, Favaro G, Scalon A, Bacchiega E, Lupo A, et al. Safety steps for a non-fluoroscopic approach in right-sided electrophysiology procedures: A point of view. Indian Pacing Electrophysiol J. 2019.
7. Kanitsoraphan C, Techorueangwiwat C, Rattanawong P, Kewcharoen J, Ayinapudi K, Bunch TJ, et al. Zero fluoroscopy approach versus fluoroscopy approach for cardiac arrhythmia ablations: A systematic review and meta-analysis. J Cardiovasc Electrophysiol. 2021; 32(10): 2761-76.
8. Wang Y, Chen GZ, Yao Y, Bai Y, Chu HM, Ma KZ, et al. Ablation of idiopathic ventricular arrhythmia using zero-fluoroscopy approach with equivalent efficacy and less fatigue: A multicenter comparative study. Medicine (Baltimore). 2017;96(6):e6080.