TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU NĂM 2022-2023

Lưu Thuỳ Linh1,, Trần Việt Quân2, Phan Hữu Hên3, Dương Xuân Chữ1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp là hai bệnh ngày càng phổ biến, tiến triển có thể độc lập hoặc có mối liên quan với nhau, phải điều trị bằng thuốc lâu dài. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 261 hồ sơ bệnh án nội trú của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, năm 2022-2023. Kết quả: có 4 nhóm thuốc đái tháo đường týp 2 được sử dụng và Insulin được sử dụng nhiều nhất (63,6%). Trong quá trình điều trị đái tháo đường týp 2, có 248/261 (95,0%) bệnh nhân được cố định 1 phác đồ và 13/261 (5,0%) bệnh nhân có đổi phác đồ 1 lần. Đối với tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp có 5 nhóm thuốc được sử dụng và Angiotensin II được dùng nhiều nhất 74,7%. Trong quá trình điều trị cao huyết áp có 242/261 (92,7%) bệnh nhân được cố định 1 phác đồ và 17/261 (6,5%) bệnh nhân có thay đổi phác đồ 1 lần và 2/261 (0,8%) bệnh nhân thay đổi phác đồ 2 lần. Kết luận: Tại bệnh viện đa khoa Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nhóm thuốc Insulin và nhóm angiotensin II được sử dụng nhiều nhất trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp. Phác đồ điều trị bằng đơn trị liệu chiếm đa số trên nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2”, Ban hành kèm theo quyết định số 5481/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ y tế.
2. Đoàn Thị Thu Hương (2015), Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
3. Đoàn Bá Trưởng (2017), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường có mắc kèm tăng huyết áp tại bệnh viện Đống Đa Hà Nội, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Hội Tim mạch học Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018.
5. Lê Hữu Nghị (2020), Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mắc kèm tăng huyết áp tại phòng khám nội tiết bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Nhã Phương (2020), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2019”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 32, tr.105.
7. Trịnh Lệ Trang (2021), Nghiên cứu tình hình phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr289 - 301.
9. American Diabetes Association (2022), “Professional Practice Commit- tee. 10. Cardiovascular disease and risk management: stan- dards of medical care in diabetes-2022”, Diabetes Care, Vol.45 (Supplement 1), S144-74.
10. Ferrannini E, Cushman WC (2012), Diabetes and hypertension: The bad companions, The Lancet, 380, pp.601–610.