NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP MỤC CHẨN TRONG CHẨN ĐOÁN ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ

Đoàn Văn Minh1, Nguyễn Thị Kim Liên1, Nguyễn Quang Tâm1, Trương Hữu Thiện Tri2, Nguyễn Văn Hưng1, Nguyễn Thị Hương Lam1,
1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
2 Phòng khám Đa khoa Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức, Thành phố Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mạch máu củng mạc mắt ở vị trí 12 giờ và nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp mục chẩn trong chẩn đoán đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 281 bệnh nhân được chẩn đoán đau vai gáy tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế, Khoa Y học cổ truyền-Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Kết quả: Mạch máu có hướng đến đồng tử hoặc đứt đoạn chiếm tỷ lệ cao nhất (phải: 92,9%, trái: 92,2%); kích thước to ở phần gốc (phải: 70,5%, trái: 71,2%); màu đỏ nhạt (phải: 69,8%, trái: 69,8%); ban điểm nhỏ (phải: 44,8%, trái: 44,5%); vùng đồng tử lõm, có đường/điểm màu đen, đồng tử dị thường chiếm tỷ lệ cao nhất (phải: 41,6%, trái: 44,1%). Độ nhạy 85,3% ở mắt phải và 82,1% ở mắt trái. Độ đặc hiệu 85,7% ở mắt phải và 81,0% ở mắt trái. Kết luận: Mạch máu có hướng đến đồng tử hoặc đứt đoạn, kích thước to ở phần gốc, màu đỏ nhạt, có ban điểm nhỏ là các đặc điểm thường gặp. Phương pháp mục chẩn có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ Chí Hùng. Nghiên cứu giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính. Luận văn Tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
2. Hoàng Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Văn Hưng. Tần suất xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền ở bệnh nhân đau vai gáy, Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. 2020; 6 (10): 90-96.
3. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt. Phương pháp chọn mẫu và tính toán trong nghiên cứu khoa học sức khoẻ, Hà Nội, 2020. 52-55.
4. Nguyễn Đình Tý. Nghiên cứu áp dụng phương pháp Mục chẩn trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 2020.
5. Hoy DG, Protani M, De R, Buchbinder R. The epidemiology of neck pain. Best Pract Res Clin Rheumatol. 2010;24(6):783-792. doi:10.1016/ j.berh.2011.01.019.
6. 廖林丽,夏飞,王静敏,彭清华. 中医诊的基本理论及临床运用. 湖南中医药大学学报. 2019; 922页.
7. 刘佩, 吉星云. 壮医目诊的研究进展. 广西医学杂志. 2020; 1442-1444页.
8. 王今党. 望目辩证诊断学. 中国中医药出版社: 北京. 2013; 76-118页.
9. 李珪, 李彤. 壮医目诊诊断技术规范与应用研究. 广西科学技术出版社: 北京. 2008.