ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÃ MỔ KHOÉT CHŨM TIỆT CĂN CÒN CHẢY DỊCH

Lê Nhất Oai1,, Trần Phan Chung Thủy1, Nguyễn Tấn Phong1
1 Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đã mổ khoét chũm tiệt căn còn chảy dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp trên đối tượng là 32 bệnh nhân sau phẫu thuật khoét chũm tiệt căn còn chảy dịch được điều trị phẫu thuật chỉnh hình hố mổ. Kết quả: Triệu chứng cơ năng gặp nhiều nhất là chảy mủ tai có 32/32 ca (100%) và nghe kém có 30/32 ca (93,8%). Có 5 vấn đề thường gặp gây mất ổn định của hố mổ là: chít hẹp cửa tai 2/32 ca (6,3%); tường dây VII cao có 21/32 (65,6%); da lót hố mổ mỏng có 12/32 (37,5%). Màng nhĩ thủng có 17/32 ca (53,1%) với 7/32 ca thủng toàn bộ (21,9%), tỷ lệ tái phát cholesteatoma 8/32 ca(25%), Có 29/29 ca (100%) có gián đoạn xương con, trong đó: 29/29 ca (100%) mất toàn bộ xương đe, có 26/29 (89,7%) mất toàn bộ xương búa, 4/29 ca (13,8%) cố định đế đạp. Tổn thương sức nghe: có 18/30 ca (60%) sức nghe ở mức vừa, nặng. PTA trung bình là 66,4±21,2; ABG trung bình là 38,5±11,6. Kết luận: Các triệu chứng cơ năng, thực thể của bệnh nhân sau mổ khoét chũm tiệt căn còn chảy dịch tương đối phức tạp, các vấn đề như tường dây VII cao, tồn dư hoặc tái phát bệnh tích, thể tích hố mổ lớn trong khi cửa tai không đủ rộng để có thể kiểm soát và chăm sóc sau mổ, sức nghe bệnh nhân có giảm nhiều, có thể là tiêu chuẩn đánh giá trước mổ và có giá trị tiên lượng cho phẫu thuật chỉnh hình hố mổ sau này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. R. F. Bento A. C. Fonseca (2013), "A brief history of mastoidectomy", Int Arch Otorhinolaryngol. 17(2), 168-78.
2. M. I. Kos (2004), "Anatomic and functional long-term results of canal wall-down mastoidectomy", Ann Otol Rhinol Laryngol. 113(11), 872-6.
3. V. Singh M. Atlas (2007), "Obliteration of the persistently discharging mastoid cavity using the middle temporal artery flap", Otolaryngol Head Neck Surg. 137(3), 433-8.
4. Nguyễn Hoàng Huy (2018), Đánh giá kết quả chỉnh hình màng nhĩ xương con, đồng thời với phẫu thuật khoét chũm tiệt căn. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Tố Uyên (2018), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ống tai ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Trần Thịnh và cộng sự (2019), Đánh giá kết quả phẫu thuật khoét rỗng đá chũm tường thấp có chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn có cholesteatoma. Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 23, số 3, 2019.
7. Phạm Thanh Thế (2017), Nghiên cứu chỉnh hình tai giữa trên hố mổ khoét chũm tiệt căn. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Lê Hoàng Phong và cộng sự (2013), Tiêu chuẩn đánh giá trước phẫu thuật trong tái tạo hố mổ. Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản của số 1, 2013.