THỰC TRẠNG MẮC LAO TIỀM ẨN VÀ CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỐI TƯỢNG TIẾP XÚC HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Tô Thị Nga1,, Nguyễn Thị Phương Lan2
1 Trung tâm Y tế huyện Phú Lương
2 Đại học Y – Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn trên đối tượng tiếp xúc hộ gia đình và phân tích cầu sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng mắc lao tiềm ẩn tại huyện Phú Lương năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang được tiến hành trên tất cả các đối tượng trên 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi. Chúng tôi sàng lọc bệnh lao và lao tiềm ẩn bằng phản ứng Mantoux. Kết quả: Trong số 168 đối tượng tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi, có 23 người nhiễm lao tiềm ẩn, chiếm 13,7%. Cầu sàng lọc lao tiềm ẩn ở các đối tượng tiếp xúc hộ gia đình là 37,7%. Cầu điều trị trên các đối tượng này là 91,3%, trong đó cầu điều trị tại trạm y tế xã là 61,9%, tại trung tâm y tế huyện là 38,1%. 57,1% có cầu quản lý lao tiềm ẩn tại trạm y tế xã, 42,9% có cầu quản lý tại trung tâm y tế huyện. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn ở các đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương lớn (13,7%) và còn khoảng trống khá lớn giữa cầu điều trị và cầu quản lý lao tiềm ẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lương Anh Bình (2021), Thực trạng chẩn đoán và điều trị Lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đã Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Kim Bình (2017), Nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm Lao trên nhân viên Y tế và yếu tố nguy cơ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (US. CDC) tại Việt Nam.
3. Chương trình Chống lao quốc gia (2017), Báo cáo tổng kết CTCLQG năm 2017 và phương hướng kế hoạch năm 2018.
4. Thân Văn Nhất, Lưu Thị Kim Oanh (2022), Tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao tiềm ẩn được phát hiện trong chương trình sàng lọc chủ động tại tỉnh Bắc Giang năm 2021 và một số yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển, số 6(5), tr. 90-97.
5. Đỗ Phúc Thanh (2015), Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn và nguy cơ mắc bệnh lao của người nhà tiếp xúc với người bệnh lao phổi AFB(+), Tạp chí nghiên cứu y học, số 98(6).
6. Trần Thu Trang, Vũ Văn Giáp, Chu Thị Hạnh (2021), Xác định tỷ lệ và yếu tố nguy cơ mắc lao tiềm ẩn của nhân viên Y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, số 510(2), tr. 96-97.
7. Guy B. Marks, Nguyen Viet Nhung et al (2019), Community-wide Screening for Tuberculosis in a High-Prevalence Setting, N Engl J Med, 381(14), p. 1347-1357.