NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN KHÁNG THUỐC CỦA VI RÚT VIÊM GAN B TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, nhiều loại đột biến kháng thuốc của HBV đã được phát hiện và các đột biến này dẫn đến việc điều trị thất bại. Vì vậy việc xét nghiệm xác định gen kháng thuốc có ý nghĩa chiến lược trong điều trị và kiểm soát bệnh viêm gan B mạn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đột biến kháng thuốc của vi rút viêm gan B trên bệnh nhân viêm gan B mạn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đột biến kháng thuốc của vi rút viêm gan B trên bệnh nhân viêm gan B mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 71 bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B mạn có chỉ định và thực hiện xét nghiệm men gan, các dấu ấn huyết thanh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; bên cạnh đó mẫu huyết thanh của bệnh nhân được thu thập để phân tích tải lượng vi rút và giải trình tự gen tại phòng xét nghiệm Nam Khoa. Kết quả: Có 71 bệnh nhân viêm gan B mạn được nghiên cứu, trong đó nam chiếm ưu thế (53,5%), với độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 40,6±15,7. Hầu hết các đối tượng nghiên cứu có kết quả men gan nằm trong giới hạn bình thường AST (56,3%), ALT (69,0%). Về dấu ấn miễn dịch HBeAg (+) chiếm 54,9% HBeAg (-) là 45,1%, tất cả các trường hợp đều có HBV DNA (+) đa số các trường hợp có tải lượng vi rút >20000 IU/mL (78,9%). Chỉ có 2 kiểu gen B và C, trong đó kiểu gen B chiếm tỷ lệ 73,2% và C là 26,8%. Tỷ lệ đột biến kháng thuốc của HBV là 7,0%, trong đó đột biến kháng LAM (V207M) 2,8%, ADV (Q215H) 2,8%, ETV (S202I) 1,4%. Chưa tìm thấy sự liên quan giữa tuổi, giới tính, tình trạng HBeAg và HBV DNA đến đột biến kháng thuốc của vi rút viêm gan B. Kết luận: Xét nghiệm đột biến kháng thuốc của vi rút viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B mạn đóng vai trò quan trọng để quản lý, theo dõi và điều trị có hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm gan vi rút B mạn tính, kiểu gen, đột biến kháng thuốc, tải lượng vi rút.
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Thị Hằng (2019), Xác định đột biến kháng thuốc liên quan đến đột biến ở bệnh nhân viêm gan B mạn tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017, Đại Học Y Hà Nội.
2. Alacam S., Karabulut N., Yolcu A., et al (2019), "Evaluation of drug resistance mutations in patients with chronic hepatitis B", Folia Microbiol (Praha), 64(2), pp.237-243.
3. EASL (2017), "EASL 2017 Clinical Practice Guidelines on the management of hepatitis B virus infection", J Hepatol, 67(2), pp.370-398.
4. Guo X., Wu J., Wei F., et al (2018), "Trends in hepatitis B virus resistance to nucleoside/nucleotide analogues in North China from 2009-2016: A retrospective study", Int J Antimicrob Agents, 52(2), pp.201-209.
5. Lun-Gen L. (2014), "Antiviral therapy of liver cirrhosis related to hepatitis B virus infection", Journal of Clinical and Translational Hepatology, 2, pp.197-201.
6. Ming-Chun L., Jiang-Shan L., Wen-Jin Z., et al (2020), "Compare with safety and efficacy of entecavir and adefovir dipivoxil combination therapy and tenofovir disoproxil fumarate monotherapy for chronic hepatitis B patient with adefovir-resistant", Mathematical Biosciences and Engineering, 17(1), pp.627-635.
7. Thi Ton That Bui, Tan Thanh Tran, My Ngoc Nghiem, et al (2017), "Molecular characterization of hepatitis B virus in Vietnam", BMC Infect Dis, 17(1), pp.601-610.
8. Thu Kim Nguyen, Duyet Van Le (2023), "Resistant mutations within the hepatitis B virus reverse transcriptase sequence in treatment failure patients with chronic HBV infection in Vietnam", J Glob Antimicrob Resist, 33, pp.35-41.