KẾT QUẢ PHỤC HỒI RĂNG VĨNH VIỄN PHÍA TRƯỚC HÀM TRÊN BẰNG MẶT DÁN SỨ EMAX TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022-2023

Phạm Văn Nơi1,2, Trương Nhựt Khuꬬ1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, hiện nay vật liệu sứ Emax đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phục hồi răng vĩnh viễn phía trước hàm trên bằng mặt dán sứ Emax tại Bệnh viện huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng 30 bệnh nhân với tổng 74 răng vĩnh viễn trước trên được chỉ định phục hình. Kết quả: Lí do phục hình hay gặp nhất là sâu răng (56,8%); Số lượng răng được phục hình ở răng trước hàm trên bên phải là 54,1%, bên trái là 45,9%. Ngay sau khi phục hình, 100% các răng được đánh giá tốt về thẩm mỹ và chức năng. Tuy nhiên khi tái khám sau 7 ngày có 01 răng xuất hiện đường nứt rõ và 01 răng bị súc phục hình. Sau 1 và 3 tháng lắp răng, về thẩm mỹ: 100% răng có độ khít sát, độ lưu giữ và độ bền phục hình đạt tốt; 100% răng không bị đổi màu và đường viền nướu rất hài hòa; về chức năng: tất cả các răng đều có khớp cắn bình thường, khả năng nhai đạt mức tốt, sự tiếp xúc giữa răng phục hình với răng bên cạnh cũng đạt mức tốt và 100% răng đối bình thường ko bị mòn do phục hình. Kết luận: Kỹ thuật sử dụng mặt dán sứ trên răng trước có nhiều ưu điểm và hiệu quả cũng được bác sĩ và bệnh nhân đánh giá tốt. Tuy nhiên cần theo dõi thời gian dài hơn để đánh giá toàn diện kết quả mặt dán sứ Emax trên nhóm răng vĩnh viễn phía trước, hàm trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mai Văn Đức (2021), Kết quả phục hình thẩm mỹ răng trước sử dụng kỹ thuật mặt dán sứ E.max tại một số cơ sở răng hàm mặt, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Vũ Thị Bích Vân (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá chất lượng điều trị phục hồi răng vĩnh viễn trước trên bằng mão sứ Zirconia trên bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2020-2021, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Aristidis GA, Dimitra B. (2002), Five-year clinical performance of porcelain laminate veneers. Quintessence Int;33(3): 185-189
4. Alothman Y., Bamasoud MS. (2018), The Success of Dental Veneers According To Preparation Design and Material Type. Open Access Maced J Med Sci; 6(12):2402-2408.
5. Beier US, Kapferer I, Burtscher D, Dumfahrt H. (2012), Clinical performance of porcelain laminate veneers for up to 20 years. In J Prosthodont; 25 (1): 79-85.
6. Fradeani M, Redemagni M, Corrado M. (2005), Porcelain laminate veneers: 6- to 12-year clinical evaluation -a retrospective study. Int J Periodontics Restorative Dent;25(1):9-17.
7. Oztürk E, Bolay S. (2014), Survival of porcelain laminate veneers with different degrees of dentin exposure: 2-year clinical results. J Adhes Dent;16(5):481-9.
8. Peumans M, Van Meerbeek B, Lambrechts P, Vuylsteke- Wauters M, Vanherle G. (1998), Five-year clinical perfomance of porcelain veneers. Quintessence int;29(4):211-221.