NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh mạn tính có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực hiện trên 383 người từ 60 tuổi trở lên bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Có đến 71,54% người cao tuổi mắc bệnh mạn tính có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà, trong số này có đến ½ là người từ 80 tuổi trở lên (49,64%). Nhóm người cao tuổi từ 70-79 tuổi có nhu cầu chăm sóc là 37,59% và nhóm tuổi 60-69 có nhu cầu chăm sóc thấp hơn với 12,77%. Trong số 274 người cao tuổi mắc bệnh mạn tính có nhu cầu cần người trong gia đình chăm sóc là 62,41%, nhân viên y tế chăm sóc là 35,77%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người cao tuổi mắc bệnh mạn tính có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà khi cần thiết với 56,93%, phần lớn họ tự lập khi sức khỏe còn đảm đương được các nhu cầu cầu cơ bản hằng ngày. Hơn nữa, khảo sát cũng thấy nhu cầu hỗ trợ sinh hoạt cá nhân ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao với 61,8%. Kết luận: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà khá cao ở người cao tuổi mắc bệnh mạn tính. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà. Bên cạnh đó cần phát triển các dịch vụ và mô hình chăm sóc tại nhà cho người cao tuổi, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi mắc bệnh mạn tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chăm sóc sức khỏe tại nhà, người cao tuổi mắc bệnh mạn tính.
Tài liệu tham khảo
2. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục Thống kê, 2021, tr.1.
3. Võ Văn Thắng, Võ Nữ Hồng Đức, Lương Thanh Bảo Yến, Vũ Thị Cúc, Nguyễn Phúc Thành Nhân, “Đánh giá tình trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021; Tập 498 (Số 2), tr.35-39.
4. Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Văn Lình, Nguyễn Khắc Minh, “Nghiên cứu tình hình chăm sóc tại nhà người cao tuổi bị bệnh mạn tính ở Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành, 2014; Số 944, tr. 22-24.
5. Alex Jingwei He, Vivien F.Y. Tang, “Integration of health services for the elderly in Asia: A scoping review of Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia”, Health Policy 125, 2021; pp. 351–362.
6. Joel Olayiwola Faronbi, Grace Oluwatoyin Faronbi, Sunday Joseph Ayamolowo, Adenike Ayobola Olaogun, “Caring for the seniors with chronic illness: The lived experience of caregivers of older adults”, Archives of Gerontology and Geriatrics 82, 2019; pp. 8–14
7. Mary P. Gallant, Glenna Spitze, Joshua G. Grove (2010), "Chronic Illness Self-Care and the Family Lives of Older Adults: A Synthetic Review Across Four Ethnic Groups", J Cross Cult Gerontol (2010) 25, pp. 21-43.
8. Storeng S. H., Sund E. R. and Krokstad S. (2018), "Factors associated with basic and instrumental activities of daily living in elderly participants of a population-based survey: the
Nord-Trondelag Health Study, Norway", BMJ Open. 8(3), p. e018942