NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM TOXOCARA SPP. VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀNG TUẤN TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2022- 2023

Nguyễn Thị Thúy Kiều1,, Dương Văn Tế2, Nguyễn Văn Quang Khải2, Trần Đỗ Hùng2, Dương Thị Loan2
1 Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giun đũa chó, mèo là bệnh lây truyền cho người chủ yếu từ chó, mèo, người bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng có chứa ấu trùng của Toxocara spp. Kỹ thuật ELISA được dùng để phát hiện nhiễm Toxocara spp. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Toxocara spp. -Tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. với các chỉ số cận lâm sàng trên những bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn tỉnh Sóc Trăng năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 280 bệnh nhân có các triệu chứng ngứa, nổi mày đay đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn tỉnh Sóc Trăng và được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để phát hiện nhiễm Toxocara spp. Kết quả: tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. là 55%, trong đó nữ giới chiếm 63,9%, vùng nông thôn nhiễm cao hơn vùng thành thị chiếm 68,9%. Bệnh nhân nhiễm Toxocara spp. có chỉ số bạch cầu tăng chiếm 67,6%. Kết luận: tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. trên những bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn tỉnh Sóc Trăng chiếm 55%, trên bệnh nhân nhiễm Toxocara spp. có chỉ số bạch cầu tăng với tỷ lệ 67,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chính phủ (2018), Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
2. Đỗ Thị Phượng Linh, Lương Trường Sơn, Đặng Thị Nga, Phạm Thị Thu Giang (2013), “Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng Toxocara spp.”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của So 1, tr. 105-110.
3. Lê Vĩnh Phúc (2021), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng thiabendazole trên người mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại trung tâm Medic thành phố Hồ Chí Minh”. tr. 63.
4. Nguyễn Thị Thanh Quân (2020), ”Nghiên cứu tình hình và yếu tố liên quan nhiễm Toxocara spp, Strongyloides stercoralis, Echinococcus ở bệnh nhân nổi mề đay tại phòng khám Da liễu Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh Hậu Giang”, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
5. Sơn Thị Tiến (2022),”nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán, đặc điểm huyết đồ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện trường đại học Y dược Cần Thơ năm 2021-2022”, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
6. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương (2012), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun Toxocara spp ở một số điểm tại Bình Định và Gia Lai”.Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(3):91-96.
7. Rostami A, Riahi S. M, Holland C. V, et al (2019), “Seroprevalence estimates for Toxocariasis in people worldwide: A systematic review and meta-analysis”, PLoS Negl Trop Dis, 13(12).
8. Toan Nguyen, Cheong F. W, Liew J. W. K, et al (2016). “Seroprevalence of Fascioliasis, Toxocariasis, Strongyloidiasis and Cysticercosis in blood samples diagnosed in Medic Medical Center Laboratory, Ho Chi Minh City, Vietnam in 2012”, Parasites Vectors, 9(1):486.