KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO PHÂN LOẠI CAD - RADS

Trần Minh Hoàng1,, Trương Thị Phương Thảo1, Nguyễn Bá Ngọc2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện nhân dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tổn thương động mạch vành trên bệnh nhân đái tháo đường bằng cắt lớp vi tính theo phân loại CAD-RADS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 67 bệnh nhân đái tháo đường được chụp cắt lớp vi tính mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành là 71,6%. Trong đó bệnh nhân tổn thương hẹp nhiều nhánh động mạch vành chiếm ưu thế hơn so với tổn thương hẹp một nhánh động mạch vành; hẹp động mạch liên thất trước (LAD) phổ biến nhất; mức độ hẹp < 50% (CAD – RADS < 3) có tỷ lệ tương đương mức độ hẹp ³ 50% (CAD – RADS ³ 3). Mảng xơ vữa vôi hoá chiếm đa số (58,3%). Nhóm mắc đái tháo đường ³ 10 năm có mức độ hẹp theo phân loại CAD – RADS nặng hơn, cũng như tỷ lệ tổn thương nhiều nhánh và điểm vôi hoá mạch vành cao hơn so với nhóm mắc đái tháo đường < 10 năm. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy vai trò quan trọng của thời gian mắc bệnh đái tháo đường đối với việc phát hiện mức độ hẹp và nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đồng thời gợi ý tiềm năng của việc đánh giá bệnh mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính trên những bệnh nhân mắc đái tháo đường lâu năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. Global status report on noncommunicable diseases 2010. 2011.
2. Tran Quoc Bao, Hoang Van Minh, Vu Hoang Lan, al. e. Risk factors for Non-Communicable Diseases among adults in Vietnam: Findings from the Vietnam STEPS Survey 2015. J Glob Health Sci 2020 Jun 2020.
3. Joshua A. Beckman MAC, Peter Libby Diabetes Atherosclerosis Epidermiology, Paphythosiology and Management. JAMA May 15, 2002 2002; Vol 287, No 19.
4. Fuster V MP, Fayad ZA. Atherothrombosis and high-risk plaque. Part I: Evolving concepts. J Am Coll Cardiol 2005; 46: pp. 937-54.
5. Schuetz GM ZN, Schlattmann P, et al. Meta - analysis: Non - invasive Coronary Angiography using Computed Tomography versus Magnetic Resonance Imaging. Ann Intern Med 2010 2010: pp.167-77.
6. Anand SS, Islam S, Rosengren A, et al. Risk factors for myocardial infarction in women and men: insights from the INTERHEART study. European heart journal 2008; 29(7): 932-40.
7. Park G-M, An H, Lee S-W, et al. Risk score model for the assessment of coronary artery disease in asymptomatic patients with type 2 diabetes. Medicine 2015; 94(4).
8. Kim J-J, Hwang B-H, Choi IJ, et al. Impact of diabetes duration on the extent and severity of coronary atheroma burden and long-term clinical outcome in asymptomatic type 2 diabetic patients: evaluation by coronary CT angiography. European Heart Journal-Cardiovascular Imaging 2015; 16(10): 1065-73.
9. Fox CS, Sullivan L, D’Agostino Sr RB, Wilson PW. The significant effect of diabetes duration on coronary heart disease mortality: the Framingham Heart Study. Diabetes care 2004; 27(3): 704-8.
10. Haffner SM, Lehto S, Rönnemaa T, Pyörälä K, Laakso M. Mortality from coronary heart disease in subjects with type 2 diabetes and in nondiabetic subjects with and without prior myocardial infarction. New England journal of medicine 1998; 339(4): 229-34.