ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY MÊ KHÔNG DÙNG THUỐC GIÃN CƠ ĐỂ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI TAI MŨI HỌNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả phương pháp gây mê để không dùng thuốc giãn cơ để đặt nội khí quản trong phẫu thuật nội soi mũi họng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi mũi họng theo kế hoạch tại Bệnh viện Quân y 109 trong thời gian từ tháng 10/2012 đến 09/2015. Các tiêu chí đánh giá: Kết quả đặt ống nội khí quản, biến đổi mạch, huyết áp, những ảnh hưởng không mong muốn. Kết quả: Có 323 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Có 91,95% trường hợp có kết quả đặt nội khí quản tốt. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mạch, huyết áp tâm thu, SpO2 trước và sau đặt ống nội khí quản (p>0,05). Những ảnh hưởng không mong muốn ít gặp: co thắt thanh quản (0,31%); chảy máu hầu họng (0,31%). Kết luận: Gây mê không dùng thuốc giãn cơ để đặt nội khí quản trong phẫu thuật nội soi mũi họng là phương pháp có thể áp dụng mang lại hiểu quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Gây mê nội khí quản; thuốc giãn cơ; đặt nội khí quản
Tài liệu tham khảo
2. Feng., Aiden Y. et al. (2017), "Novel propofol derivatives and implications for anesthesia practice". 33(1), 9.
3. Jeon, Y. T., & Park, H. P. (2013), “Reply to: optimal remifentanil dose for lightwand intubation without muscle relaxants”, European Journal of Anaesthesiology| EJA, 30(7), 446.
4. Pang, L., Zhuang, Y. Y., Dong, S., Ma, H. C., et.al (2014), “Intubation without muscle relaxation for suspension laryngoscopy: a randomized, controlled study”, Nigerian Journal of Clinical Practice, 17(4), 456-461.
5. Prem Kumar, M. (2013), “Comparison of Sevoflurane and Propofol with Fentanyl for Tracheal Intubation Without Muscle Relaxant”, Doctoral dissertation, Madras Medical College, Chennai.
6. Senapathi, T. G. A., Budiarta, I. G., Suarjaya,
I. P. P., et.al (2020), “The use of remifentanil without muscle relaxant for intubation in short- timed, elective surgeries”, Bali Journal of Anesthesiology, 4(1), 22.
7. Woods, A. W., & Allam, S. (2005), “Tracheal intubation without the use of neuromuscular blocking agents”, British journal of anaesthesia, 94(2), 150-158.
8. Yazdi, B. I. J. A. N., Khalili, M., Dadashpour, N., et.al (2016), “The comparison of atracurium and remifentanil effect on jaw relaxation and tracheal intubation condition without muscle relaxant in patients undergoing elective surgery”, Acta Med Mediterranea, 32, 1029-1032.