KIỂM SOÁT ĐAU Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Lê Quốc Tuấn1,
1 Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: MÔ tả kiểm soát đau ở bệnh nhân viêm tụy cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ. Đối tượng Và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp. Gồm 52 bệnh nhân viêm tụy cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 2/2019 đến tháng 11 năm 2022. Bệnh nhân nghiên cứu được truyền tĩnh mạch 1000mg paracetamol, hoặc 1 mg/kg Pethidin Với 100 mL nước muối sinh lý trong thời gian truyền 4-5 phút. Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân được tiến hành lúc ban đầu Và 30 phút sau khi can thiệp điều trị. Những thay đổi Về điểm đau được tính bằng cách trừ điểm trung bình lúc ban đầu và 30 phút sau. Kết quả: Tuổi trung bình là 51,5±12,3 tuổi. Nhóm 35-49 chiếmtỷ lệ cao nhất 80,8%. Nam chiếm 69,2%, nữ chiếm 30,8%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là: đau bụng (100%), điểm sườn sống lưng đau (63,5%), chướng bụng (42,4%), buồn nÔn (55,8%). Nguyên gây VTC do nghiện rượu chiếm tỷ lệ 53,8%, do Triglycerid chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,6%. Điểm VAS trung bình lúc ban đầu và 30 phút tương tự nhau ở cả 2 nhóm. Sự thay đổi điểm số lúc ban đầu Và 30 phút khÔng có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Sự cải thiện Về cơn đau khÔng có sự khác biệt nào giữa 2 nhóm. Kết luận: Paracetamol truyền tĩnh mạch và Pethidin khÔng có sự khác biệt trong việc kiểm soát cơn đau do VTC. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Smith TJ, Hillner BE (2019). The cost of pain. JAMA Netw pen. 2:e191532. doi: 10.1001/jamanetworkopen.1532
2. Peery AF, Crockett SD, Murphy CC, et al (2019). Burden and cost of gastrointestinal, liVer, and pancreatic diseases in the United States: update 2018. Gastroenterology. 156:254–72. doi: 13. 0.1053/j.gastro.2018.08.063
3. Long Y, Jiang Z, Wu G (2022). “Pain and its Management in Severe Acute Pancreatitis”. J Transl Crit Care Med; 4:9
4. Bedia Gülen, Ali Dur, Mustafa Serinken (2016). Pain treatment in patients with acute pancreatitis: A randomized controlled trial. Turk J Gastroenterol; 27: 192-6
5. Basurto Ona X, Rigau Comas D, Urrútia G (2013). Opioids for acute pan-creatitis pain. Cochrane Database Syst ReV; 7: CD009179.
6. Eken C, Serinken M, Elicabuk H, et al (2014). IntraVenous paracetamol Versus dexketoprofen Versus morphine in acute mechanical low back pain in the emergency department: a randomised double-blind controlled trial. Emerg Med J; 31: 177-81
7. Serinken M, Eken C, Turkcuer I, et al (2012). IntraVenous paracetamol Versus morphine for renal colic in the emergency department: a randomised double-blind controlled trial. Emerg Med J; 29: 902-5.
8. Yokoe M, Takada T, Mayumi T, et al (2015). Japanese guidelines for the management of acute pancreatitis: Japanese Guidelines 2015. J Hepatobiliary Pancreat Sci; 22: 405-32