KHẨU PHẦN ĂN VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Ngô Mai Uyên1,, Phạm Thị Lan Anh1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thói quen ăn uống Và tình trạng dinh dưỡng thường được hình thành lúc trẻ tuổi Và duy trì trong những năm trưởng thành. Các sinh Viên đại học phải bắt đầu tự chịu trách nhiệm cho khẩu phần ăn của mình Vì thế cần thiết đánh giá và đưa ra các điều chỉnh kịp thời cho khẩu phần ăn và tình trạng





 


 
 



 


 


dinh dưỡng của các sinh Viên. Mục tiêu: Xác định lượng năng lượng, chất dinh dưỡng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và tỷ lệ phân bố tình trạng dinh dưỡng, Và mối liên quan giữa lượng chất dinh dưỡng Và tình trạng dinh dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mÔ tả. Phỏng Vấn cá nhân trực tiếp bằng bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm (FFQ) trong 1 tháng Vừa qua Và phân loại tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) theo Tổ chức Y tế Thế giới trên 278 sinh Viên khoa Y tế CÔng cộng - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2021-2022. Phân tích kết quả bằng phần mềm STATA 16. Kết quả: Lượng năng lượng, lipid, glucid, chất xơ, vitamin A trong khẩu phần ăn của sinh Viên thấp hơn mức nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Trong khi lượng protein, tỷ lệ lipid động


 


 


 


Vật lại cao hơn khuyến nghị. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng Và tỷ lệ protein động Vật thì đạt mức khuyến nghị. Lượng sắt ở sinh Viên nữ chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ sinh Viên thiếu cân là 14,4% Và thừa cân-béo phì là 19,1%. Nam có tỷ lệ thừa cân-béo phì cao hơn so với nữ. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng. Kết luận: Đối tượng cần giảm các thực phẩm từ động Vật và tăng các thực phẩm từ thực Vật; tăng thời gian Vận động thể thao. Cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế - Viện Dinh Dưỡng (2016), "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam", Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Lê Quỳnh Như Và Phạm Văn Phú (2020), "Tình trạng dinh dưỡng của sinh Viên y khoa năm thứ ba trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2020", Tạp chí Dinh Dưỡng & Thực phẩm.
3. Vũ Thị Hoa (2018), "Chất chống oxy hóa trong



khẩu phần ăn của sinh Viên khoa Y tế CÔng Cộng đại học Y Dược TpHCM năm 2018", Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế CÔng Cộng.
4. Kafadar, Gokce Cakmak và các cộng sự. (2021), "The association between dietary protein intake and depression among uniVersity students".
5. Ramón-Arbués, Enrique và các cộng sự. (2021), "Factors Related to Diet Quality: A Cross- Sectional Study of 1055 UniVersity Students", 13(10), tr. 3512.
6. Van Dinh Tran và các cộng sự (2013), "Validity and reliability of a food frequency

questionnaire to assess habitual dietary intake in Northern Vietnam", 1(1).
7. Cuellar, A. E. và các cộng sự. (2021), "Protocol for the Mason: Health Starts Here prospectiVe cohort study of young adult college students"(1471-2458 (Electronic)).
8. Kawasaki, Y. và các cộng sự. (2018-2019), "Is mindful eating sustainable and healthy? A focus on nutritional intake, food consumption, and plant-based dietary patterns among lean and normal-weight female uniVersity students in Japan"(1590-1262 (Electronic)).