KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NƠ VI HẮC TỐ BẨM SINH VÙNG MẶT BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP DA DÀY TOÀN BỘ

Trưởng Quốc Sơn1,, Vũ Ngọc Lâm2, Dương Mạnh Chiến1,3, Phạm Thị Việt Dung1,4
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
3 Bệnh viện K
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nơ vi hắc tố bẩm sinh là một trong các tổn thương da hay gặp ở trẻ sơ sinh, tổn thương có thể gây mất thẩm mỹ và chuyển thành ung thư hắc tố. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp những thông tin về đặc điểm lâm sàng và những bằng chứng về kết quả điều trị nơ vi hắc tố bẩm sinh vùng mặt bằng phương pháp ghép da dày toàn bộ. Kết quả cho thấy đặc điểm lâm sàng nơ vi hắc tố bẩm sinh vùng mặt trên 46 khối nơ vi hình bầu dục hay gặp nhất (43,4%), màu đen (76,1%), gồ lên mặt da (58,7%), gặp nhiều nhất ở vùng má (29,9%), kích thước nhỏ (≤3cm) hay gặp nhất (41,3%). Thực hiện phẫu thuật cho 25 bệnh nhân với 25 khối nơ vi sử dụng phương pháp ghép da dày, 25/25 khối nơ vi đã được lấy bỏ hoàn toàn: phương pháp phẫu thuật được phối hợp chủ yếu là giãn da tự nhiên (chiếm 56%), vị trí lấy mảnh ghép chủ yếu là sau tai (67,4%), đơn vị giải phẫu nơ vi thường ghép da là mi mắt (100%), mũi (93,3%), số đơn vị được ghép da nhiều nhất là 1 đơn vị (48%), ít nhất là 5 đơn vị (4%). Kết quả điều trị gần: tốt là 42 mảnh ghép (97,7%), trung bình là 1 mảnh ghép (2,3%), không có mảnh ghép nào cho kết quả kém. Kết quả điều trị xa: tốt là 41 mảnh ghép (95,3%), trung bình là 2 mảnh ghép (4,7%). Hầu hết các mảnh ghép có màu sắc tương đồng với tổ chức xung quanh, tỉ lệ co kéo tổ chức không lớn, sẹo nơi cho và nhận ở mức tối thiểu, không có trường hợp nào tái phát khi theo dõi xa, các phụ huynh đều hài lòng với kết quả điều trị. Như vậy, phương pháp ghép da dày toàn bộ là kỹ thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả đối với điều trị nơ vi hắc tố vùng mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vourc’h-Jourdain M, Martin L, Barbarot S, aRED. Large congenital melanocytic nevi: therapeutic management and melanoma risk: a systematic review. J Am Acad Dermatol. 2013;68(3):493-498.e1-14. doi:10.1016/j.jaad.2012.09.039
2. Kim DH, Byun IH, Lew DH, Lee WJ. Skin-Fat Composite Grafts after Excisions of Medium Sized Congenital Melanocytic Nevi in Children. Arch Aesthetic Plast Surg. 2015;21(2):59-64. doi:10.14730/aaps.2015.21.2.59
3. Koot HM, de Waard-van der Spek F, Peer CD, Mulder PG, Oranje AP. Psychosocial sequelae in 29 children with giant congenital melanocytic naevi. Clin Exp Dermatol. 2000; 25(8):589-593. doi:10.1046/j.1365-2230.2000.00712.x
4. Masnari O, Landolt MA, Roessler J, et al. Self- and parent-perceived stigmatisation in children and adolescents with congenital or acquired facial differences. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery. 2012;65(12):1664-1670. doi:10.1016/j.bjps.2012.06.004
5. Stefanaki C, Soura E, Stergiopoulou A, et al. Clinical and dermoscopic characteristics of congenital melanocytic naevi. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2018;32(10):1674-1680. doi:10.1111/jdv.14988
6. Hale EK, Stein J, Ben-Porat L, et al. Association of melanoma and neurocutaneous melanocytosis with large congenital melanocytic naevi--results from the NYU-LCMN registry. Br J Dermatol. 2005;152(3):512-517. doi:10.1111/j.1365-2133.2005.06316.x
7. Gur E, Zuker RM. Complex facial nevi: a surgical algorithm. Plast Reconstr Surg. 2000;106(1):25-35. doi:10.1097/00006534-200007000-00005
8. Leshem D, Gur E, Meilik B, Zuker RM. Treatment of congenital facial nevi. J Craniofac Surg. 2005;16(5):897-903. doi:10.1097/ 01.scs.0000179756.59778.9b