ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ BẠCH CẦU VÀ NỒNG ĐỘ IL-6 SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO CAR-T PHỐI HỢP VỚI KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG ỨC CHẾ PD-1 TRÊN THỰC NGHIỆM

Nguyễn Thị Hiền Hạnh1, Cấn Văn Mão1, Bùi Khắc Cường1,
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của liệu pháp tế bào CAR-T phối hợp với kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 đối với các chỉ số bạch cầu và nồng độ IL-6 trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm, mô tả cắt ngang có đối chứng trên 60 chuột nhắt trắng. Đối tượng nghiên cứu được chia 4 nhóm: Nhóm 1: 0,1ml PBS/IP + 0,1ml PBS/ IV/chuột; Nhóm 2: 106 tế bào CAR-T /IP + 0.1 ml PBS/IV/chuột; Nhóm 3: 0,1 ml PBS/ IP + Kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 (250μg)/IV/chuột; Nhóm 4: 106 tế bào CAR-T /IP + Kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 (250μg)/IV/chuột. Sau tiêm, theo dõi tình trạng toàn thân, đánh giá các chỉ số bạch cầu (Sysmex XN1000, Nhật Bản) và sự thay đổi nồng độ IL-6 trong huyết thanh chuột bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả: Các chỉ số bạch cầu của các nhóm CAR-T, nhóm Kháng thể đơn dòng ức chế PD-1, nhóm CAR-T + Kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p>0,05). Nồng độ IL-6 ở nhóm CAR-T không khác biệt so với nhóm chứng. Nồng độ IL-6 ở nhóm CAR-T + Kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy liệu pháp tế bào CAR-T đơn lẻ hoặc CAR-T kết hợp với kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 không ảnh hưởng tới các chỉ số bạch cầu và không gây hiệu ứng giải phóng cytokin IL-6 trên động vật thí nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Srivastava S., Riddell S. R. (2015). Engineering CAR-T cells: Design concepts. Trends Immunol, 36(8): 494-502.
2. Davis A. S., Viera A. J., Mead M. D. (2014). Leukemia: an overview for primary care. Am Fam Physician, 89(9): 731-8.
3. Novartis Navigate, Portfolio Global Product, Data Financial (2017). Novartis Receives First Ever FDA Approval for a CAR-T Cell Therapy, Kymriah (TM)(CTL019), for Children and Young Adults with B-cell ALL That Is Eefractory or Has Relapsed At least Twice.
4. Song W., Zhang M. (2020). Use of CAR-T cell therapy, PD-1 blockade, and their combination for the treatment of hematological malignancies. Clin Immunol, 214: 108382.
5. Brudno J. N., Kochenderfer J. N. (2019). Recent advances in CAR T-cell toxicity: Mechanisms, manifestations and management. Blood Rev, 34: 45-55.
6. Chou C. K., Turtle C. J. (2020). Assessment and management of cytokine release syndrome and neurotoxicity following CD19 CAR-T cell therapy. Expert Opin Biol Ther, 20(6): 653-664.
7. Kaur S., Bansal Y., Kumar R., et al. (2020). A panoramic review of IL-6: Structure, pathophysiological roles and inhibitors. Bioorg Med Chem, 28(5): 115327.
8. Yakoub-Agha I., Moreau A. S., Ahmad I., et al. (2019). [Management of cytokine release syndrome in adult and pediatric patients undergoing CAR-T cell therapy for hematological malignancies: Recommendation of the French Society of Bone Marrow and cellular Therapy (SFGM-TC)]. Bull Cancer, 106(1s): S102-s109.