ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ESD TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN SỚM: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN TẠI TÂY NGUYÊN

Nguyễn Đức Vượng1,, Võ Minh Thành1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Ung thư đường tiêu hoá nói chung, hay ung thư dạ dày, đại trực tràng, là nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bênh lý ung thư. Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc cao ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Nội soi cắt hớt niêm mạc tiêu hóa là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ ung thư khỏi đường tiêu hóa của bệnh nhân mà không cần phải cắt bỏ cơ quan có liên quan. Đối tượng và phương pháp: Mô tả ca lâm sàng. Kết quả: Trường hợp bệnh nhân nam, có tổn thương mặt sau hang vị type 0-II ac (Phân loại Paris). Kết quả giải phẫu bệnh sau can thiêp: Loạn sản nặng biểu mô tuyến dạ dày. Diện cắt bên và diện cắt đáy không có u. Bệnh nhân sau can thiệp ngày thứ 03 ra viện. Tái khám sau 30 ngày ra viện qua kết quả nội soi dạ dày cho thấy diện vết cắt đang liền sẹo tốt. Kết luận: Phương pháp nội soi cắt tách dưới niêm mạc (ESD) có nhiều ưu điểm trong điều trị bệnh lý ung thư sớm đường tiêu hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. The Global Cancer Observatory - All Rights Reserved - March, 2021. https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf. Truy cập ngày 10/7/2023.
2. Japanese Gastric Cancer Association (2011), "Japanese classification of gastric carcinoma: 3rd English edition.", Gastric Cancer. 14(2), p. 101-112.
3. Takekoshi T, Baba Y and Ota H (1994), "Endoscopic resection of early gastric carcinoma: results of a retrospective analysis of 308 cases.", Endoscopy. 26(4), p. 352–358
4. Tanabe S, Ishido K and Higuchi K (2014), "Long-term outcomes of endoscopic submucosal dissection for early gastric cancer: a retrospective comparison with conventional endoscopic resection in a single center.", Gastric Cancer. 17, p. 130.
5. Japanese Reseach Society for Gastric cancer (1995), The general rules for gastric cancer study in surgery and pathology, Kanchara Shuppan- Tokyo.
6. Inoue H, Endo M and Takeshita K (1992), "New technique of endoscopic esophageal mucosal resection using a cap-fi tted panendoscope (EMRC)", Surg Endoscopy. 6(5), p. 264-5.
7. Kakushima N and Fujishiro M (2008), "Endoscopic submucosal dissection for gastrointestinal neoplasms", World J Gastroenterol. 14(9), p. 2962–7
8. Norio Fukami (2015), Endoscopic Submucosal Dissection_ Principles and Practice, Springer-Verlag New York