MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Quế Anh Trâm1, Quế Anh Trâm1,, Nguyễn Thị Hà2
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm phổi liên quan thở máy đã và đang làm tăng chi phí điều trị, là gánh nặng cho hệ thống y tế và cho người bệnh. Những hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh đóng một vai trò quan trọng, quyết định trong điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm của vi khuẩn ở người bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy điều trị tại Khoa Chống độc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Kết quả: Trong số 81 mẫu bệnh phẩm có 62 mẫu nhiễm một loại vi khuẩn gây bệnh chiếm 76,5%, 19 mẫu nhiễm hai loại vi khuẩn gây bệnh chiếm 23,5%. Vi khuẩn Gram âm chiếm phần lớn (91%) trong đó chủ yếu là Acinetobacter baumannii (41%). Hay gặp vi khuẩn Acinetobacter baumannii trong các mẫu cấy có vi khuẩn đồng nhiễm (79%). Trong đó gặp nhiều nhất Acinetobacter baumannii + Pseudomonas aeruginosa (26,3%) và Acinetobacter baumannii + Klebsiella aerogenes (21,1%). Acinetobacter baumannii chủ yếu gây VAP muộn (58,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Staphylococcus aureus chủ yếu gây VAP sớm (26,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Society American Thoracic (2005), "Guidelines for the management of adults with hospital-acquired, ventilator-associated, and healthcare-associated pneumonia", Am J Respir Crit Care Med. 171(4), tr. 388-416.
2. Hà Sơn Bình (2015), Nhận xét một số yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị ở người bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy, Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Prevention (CDC) Center for Disease Control and (2017), Ventilator -associatedpneumonia (VAP) Events.
4. Trịnh Thị Hoàng Anh (2020), Đánh giá vi khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy tại đơn vị hồi sức ngoại khoa Bệnh viện Bạch Mai năm 2020, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Hoàng Khánh Linh (2018), Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2018, Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Đỗ Danh Quỳnh (2019), Đặc điểm lâm sàng viêm phổi liên quan đến thở máy ở người bệnh chấn thương và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn lây bệnh, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. J. Chastre và J. Y. Fagon (2002), "Ventilator-associated pneumonia", Am J Respir Crit Care Med. 165(7), tr. 867-903.
8. R. N. Jones (2010), "Microbial etiologies of hospital-acquired bacterial pneumonia and ventilator-associated bacterial pneumonia", Clin Infect Dis. 51 Suppl 1, tr. S81-7.
9. Giang Thục Anh (2004), Đánh giá sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2003 - 2004, Luận văn Bác sĩ Nội trú Bệnh viện, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.