XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM ELISA ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ CHỐNG SARS-COV-2 TRÊN MÁY MIỄN DỊCH BÁN TỰ ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác nhận độ chụm, độ đúng, khoảng tuyến tính và xác định khoảng tham chiếu của phương pháp ELISA định lượng nồng độ kháng thể chống SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch bán tự động tại Trường Đại học Y tế công cộng năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng, thu thập dữ liệu đo nồng độ kháng thể IgG của mẫu chuẩn, mẫu Cal và 20 mẫu huyết thanh từ đối tượng tham gia nghiên cứu bằng bộ kít Testline trên máy ELISA bán tự động theo hướng dẫn của CLSI/EP15-A3, EP17-A, CLSI/EP28A-3C để đánh giá độ chụm, độ đúng, khoảng tuyến tính; xác nhận khoảng tham chiếu của phương pháp. Kết quả: Độ chụm chưa phù hợp với công bố nhà sản xuất; độ đúng được xác nhận phù hợp với công bố của nhà sản xuất ở giá trị ấn định của 2 mức QC là 20 và 80 đều nằm trong khoảng giới hạn xác nhận (9,22 – 32,06 và 49,418 – 138,922). Khoảng tuyến tính có hệ số tương quan r2 = 0,956 nằm trong khoảng 0,95 đến 1 vì vậy có sự tương quan tuyến tính giữa giá trị đo được và giá trị thực của mẫu. Với cỡ mẫu là 20, sử dụng kiểm định phân phối chuẩn Shapiro-Wilk có giá trị sig=0.075(>0.05) chứng tỏ phân phối giá trị kháng thể chống SARS-CoV-2 của 20 người tình nguyện tham gia (có độ tuổi từ 18-25) tạo nên một phân phối chuẩn khoảng tham chiếu nghiên cứu 117,64 – 11243,15U/mL. Kết luận: Khi xác nhận phương pháp, độ chụm của phương pháp tại Trung tâm Xét nghiệm Trường Đại học y tế công cộng chưa phù hợp với công bố của nhà sản xuất. Các phòng xét nghiệm khi thực hiện xác nhận phương pháp xét nghiệm cần tuần thủ các yêu cầu kỹ thuật đồng thời linh hoạt áp dụng các hướng dẫn CLSI để phù hợp với điều kiện thực tế của phòng xét nghiệm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, SARS-CoV-2, xác nhận phương pháp
Tài liệu tham khảo
2. Immune-mediated approaches against COVID-19 - PubMed [Internet]. [cited 2022 Jun 27]. Available from: https:// pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32661375/
3. Gerhards C, Thiaucourt M, Kittel M, Becker C, Ast V, Hetjens M, et al. Longitudinal assessment of anti-SARS-CoV-2 antibody dynamics and clinical features following convalescence from a COVID-19 infection. Int J Infect Dis IJID Off Publ Int Soc Infect Dis. 2021 Jun;107:221–7.
4. Clinical and Laboratory Standards Institute (2005). User demonstration of performance for precision and accuracy; Approved guideline. CLSI document EP17-A. Vol. 21 No. 25.
5. Clinical and Laboratory Standards Institute (2014). User verification of Precision and Estimation of Bias; approved guidline. 3rd edition, CLSI document EP15-A3. Vol. 34 No. 12
6. Clinical and Laboratory Standards Institute (2010). Defining, Establishing and Verying Reference Intervals in the Clinical Laboratory; approved guidline. 3rd edition, CLSI document EP28-A3C