ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2019 – 2022

Chu Thị Nữ1,, Lê Hồng Trung1, Nguyễn Trung Kiên2, Ngụy Lê Thùy Dương2, Bùi Thị Hương Ly2, Đặng Bảo Ngọc3
1 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Vinuni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo liên tục (ĐTLT) của điều dưỡng lâm sàng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính được tiến hành trên 677 điều dưỡng lâm sàng đang làm việc tại 07 Bệnh viện và 09 Trung tâm Y tế thuộc tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 2/2022 đến tháng 10/2022. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng được tham gia ĐTLT giai đoạn 2019-2022 đạt 100% (n=677). Các lớp đào tạo phần lớn là ngắn hạn (52,3%); nội dung đào tạo chủ yếu là chuyên môn kỹ thuật và giao tiếp, đào tạo về nghiên cứu khoa học chỉ chiếm 30,7%. Phần lớn đối tượng nghiên cứu đều có nhu cầu đào tạo về Nâng cao trình độ chuyên môn (79,5%) và Chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng (69%). Trong đó nhu cầu đào tạo về thực hiện các kỹ thuật cấp cứu ban đầu chiếm tỷ lệ cao nhất (90,7%), tiếp đến là kỹ thuật bóp bóng Ambu và ép tim ngoài lồng ngực (73,1%). Trong số các kỹ thuật điều dưỡng phức tạp, hai kỹ thuật có tỷ lệ nhu cầu đào tạo cao nhất là Kỹ thuật hút thông đường hô hấp qua ống NKQ (87,9%) và Kỹ thuật phụ giúp bác sỹ đặt nội khí quản (74,6%). Nhu cầu ĐTLT về giao tiếp với NB/ người nhà NB chiếm 88,5%, nhu cầu đào tạo về KSNK chiếm 42,2%. Hầu hết điều dưỡng muốn tham gia những khoá học dưới 6 ngày (79,7%) và diễn ra tại bệnh viện (82,7%). Chương trình nên kết hợp lý thuyết với thực hành (82,7%), có cấp chứng chỉ (95,3%) và được Bệnh viện hỗ trợ kinh phí (98,8%). Kết luận: Tỷ lệ điều dưỡng tham gia ĐTLT đạt 100%, tuy nhiên tỷ lệ tham gia đủ số tiết chỉ chiếm 39,6%. Chương trình ĐTLT tập trung chủ yếu là chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, đào tạo NCKH và một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp chưa được chú trọng. Hầu hết điều dưỡng đều có nhu cầu ĐTLT về nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và NCKH.


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khóa XII (2017). Nghị quyết 20/NQ-TW 2017 tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Bộ Y Tế Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục y tế.
3. Thu N.T.H. và Luyến Đ.T. (2020). Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến huyện tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2017. Tạp chí Nghiên cứu y học, 129(5), 14–22.
4. Chong M.C., Francis K., Cooper S. và cộng sự. (2014). Current Continuing Professional Education Practice among Malaysian Nurses. Nurs Res Pract, 2014, 126748.
5. Eslamian J., Moeini M., và Soleimani M. (2015). Challenges in nursing continuing education: A qualitative study. Iran J Nurs Midwifery Res, 20(3), 378–386.
6. Ni C., Hua Y., Shao P. và cộng sự. (2014). Continuing education among Chinese nurses: A general hospital-based study. Nurse Educ Today, 34(4), 592–597.
7. Shahin M. (2019). Critical Care Nurses’ Perceptions about the Continuing Nursing Education at Saudi Hospitals: Educational Needs and Universities’ Role. Merit Research Journal of Medicine and Medical Sciences, 7, 155–165.
8. Yu X., Huang Y., và Liu Y. (2022). Nurses’ perceptions of continuing professional development: a qualitative study. BMC Nurs, 21, 162.