ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC PHỔI NGUY CƠ TRUNG BÌNH – CAO

Bùi Hữu Minh Khuê1, Nguyễn Minh Kha1,2, Hoàng Văn Sỹ1,2,
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thuyên tắc phổi nguy cơ trung bình – cao chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số bệnh nhân thuyên tắc phổi nhập viện. Các bệnh nhân này cần được theo dõi sát sao vì có nhiều khả năng có các biến chứng liên quan tới thuyên tắc phổi và có thể cần lên thang công thức điều trị. Hiện dữ liệu tại Việt Nam mô tả về nhóm đối tượng này còn hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân thuyên tắc phổi nguy cơ trung bình – cao nhập viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu, từ 01/01/2022 đến 30/05/2023, tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Chúng tôi thu nhận 75 trường hợp vào mẫu nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 62,28 ± 17,28 tuổi, nữ giới chiếm đa số (64%). Béo phì chiếm tỉ lệ cao (28%) và cũng là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất. Triệu chứng cơ năng chủ yếu là khó thở (84%) và mạch nhanh (74,66%) là triệu chứng thực thể được ghi nhận nhiều nhất. Điểm PESI trung bình là 105,76 ± 32,84 điểm. Hầu hết bệnh nhân đều có tăng troponin và NT-proBNP. Nhịp nhanh xoang (68%) là bất thường điện tâm đồ thường gặp nhất. Tất cả bệnh nhân đều có suy thất phải với TAPSE trung bình là 14,19 ± 2,73 mm. Huyết khối động mạch phổi chủ yếu phân bố tại nhánh chính (64,67%), 85,33% bệnh nhân có huyết khối lan tỏa hai bên. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới được ghi nhận ở 60% trường hợp. Gần 1/3 bệnh nhân có diễn tiến lâm sàng nặng hơn trong quá trình điều trị nội trú. Kết luận: Thuyên tắc phổi nguy cơ trung bình – cao chủ yếu gặp ở những bệnh nhân nữ, lớn tuổi. Béo phì có thể có liên quan với mức độ nặng của bệnh. Hầu hết trường hợp đều có đa dạng biểu hiện của suy thất phải trên các phương tiện cận lâm sàng. Một tỉ lệ khá cao các bệnh nhân có diễn tiến mất bù trong quá trình theo dõi. Việc hiểu rõ về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có thể giúp phân tầng nguy cơ chính xác hơn và có chiến lược điều trị phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Konstantinides SV, Meyer G, Becattini C, et al. 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS): The Task Force for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2019;41(4):543-603. doi:10.1093/eurheartj/ehz405
2. Bobadilla L, Scatularo CE, Antoniolli M, Lerech E, Cigalini IM, Zaidel EJ. Impact of Reperfusion on Clinical Outcomes in Patients with Intermediate-High Risk Pulmonary Embolism. Curr Probl Cardiol. Oct 2022;47(10):101308. doi:10.1016/j.cpcardiol.2022.101308
3. Droppa M, Zdanyte M, Henes JK, Gawaz M, Borst O, Rath D. Continuous low-dose thrombolysis in patients with intermediate-high risk pulmonary embolism: A retrospective analysis. Thromb Res. Jun 2023;226:33-35. doi:10.1016/j.thromres.2023.04.006
4. Kwok CS, Wong CW, Lovatt S, Myint PK, Loke YK. Misdiagnosis of pulmonary embolism and missed pulmonary embolism: A systematic review of the literature. Health Sciences Review. 2022/06/01/ 2022;3:100022. doi:https://doi.org/10.1016/j.hsr.2022.100022
5. Khan Z, Srour K, Khan MS, Ahmed TS, Siddiqui N, Assaly R. THE IMPACT OF OBESITY ON MORTALITY AND DISEASE SEVERITY IN PATIENTS WITH PULMONARY EMBOLISM IN UNITES STATES: A 13-YEAR NATIONAL ANALYSIS. CHEST. 2018;154(4):1017A. doi:10.1016/j.chest.2018.08.919
6. Hobohm L, Becattini C, Ebner M, et al. Definition of tachycardia for risk stratification of pulmonary embolism. Eur J Intern Med. Dec 2020;82:76-82. doi:10.1016/j.ejim.2020.08.009
7. Keller K, Beule J, Balzer JO, Dippold W. D-Dimer and thrombus burden in acute pulmonary embolism. Am J Emerg Med. Sep 2018;36(9):1613-1618. doi:10.1016/j.ajem.2018.01.048
8. Nguyễn Thị Tuyết M, Trần Thị Xuân A, Bùi Thế D, Trương Quang B. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THUYÊN TẮC PHỔI DO HUYẾT KHỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2019;2(23)