ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRẺ NGHE KÉM TIẾP NHẬN THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 01/2022 ĐẾN 06/2023

Đỗ Hoàng Phong1,, Lương Hữu Đăng1, Phạm Đoàn Tấn Tài1, Nguyễn Tuấn Như1
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Mất thính lực bẩm sinh sẽ dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, tác động nặng nề đến khả năng học tập, phát triển các kỹ năng xã hội và để lại những hậu quả hết sức nặng nề đến tâm sinh lý của trẻ. Việc xác định sớm tình trạng mất thính lực, hiểu rõ được các đặc điểm lâm sàng và can thiệp sớm sẽ là chìa khóa thành công của trẻ trong giao tiếp, tối đa hóa sự phát triển của trẻ. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ, các bất thường trên hình ảnh học liên quan đến nghe kém tiếp nhận-thần kinh các mức độ của trẻ đã được chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Tỉ lệ nghe kém nặng đến sâu chiếm đa số 51.4% (>90dB). Kết quả cho thấy tuổi được chẩn đoán nghe kém ở hầu hết trường hợp khá muộn với độ tuổi trung bình là 5.8 tuổi, trong các yếu tố nguy cơ nghe kém yếu tố liên quan đến thời gian nằm tại hồi sức sơ sinh 59% chiếm đa số. Kết luận: Tình trạng nghe kém tiếp nhận- thần kinh trước ngôn ngữ được chẩn đoán trễ và chưa được quan tâm đúng mức từ gia đình trẻ, mức nghe kém nặng-sâu chiếm đa số. Cần tăng cường nâng cao hiểu biết và triển khai chương trình tầm soát nghe kém cho trẻ sơ sinh để phát hiện, chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời giúp trẻ có thể lấy lại được khả năng ngôn ngữ, phát triển bình thường như trẻ đồng trang lứa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pham Doan Tan Tai, Quang PD, Nhu NT, Hung DX. Đánh giá tình trạng nghe kém tiếp nhận - thần kinh và các yếu tố liên quan ở trẻ tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh. 2017;23(4):173-178.
2. Culbertson SR, Dillon MT, Richter ME, et al. Younger Age at Cochlear Implant Activation Results in Improved Auditory Skill Development for Children With Congenital Deafness. Journal of speech, language, and hearing research: JSLHR. Sep 12 2022;65(9)
3. Phạm Đình Nguyên. Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em. 2018;
4. Lai Thu Hà. Một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ dưới 3 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương. 2020;
5. Wiranadha IM, Hartayanti A. Characteristics of Congenital Sensorineural Hearing Loss in Children at ENT Outpatient Clinic Sanglah General Hospital Denpasar in 2017. Report. Biomedical and Pharmacology Journal. 2020/03 2020.
6. Nguyen Xuan Nam. Nghiên cứu thăm dò chức năng nghe, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả thính lực của trẻ cấy điện cực ốc tai. Luận Án Tiến Sĩ, Đại Học Y Hà Nội. 2017;
7. Chin O, Dharsono F, Kuthubutheen J, Thompson A. Is CT necessary for imaging paediatric congenital sensorineural hearing loss? Cochlear implants international. Mar 2020;21(2):75-82.
8. JCIH. Year 2019 Position Statement: Principles and Guidelines for Early Hearing Detection and Intervention Programs. 2019;