TỶ LỆ VIÊM TAI GIỮA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHỨNG Ở NHỮNG BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

Trần Hoán Thế1, Nguyễn Hồng Hà2,
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viêm tai giữa (VTG) là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Viêm tai thường gây đau đớn vì viêm nhiễm và tích tụ các chất dịch trong tai giữa. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các thể viêm tai giữa; Một số yếu tố liên quan đến biến chứng bệnh viêm tai giữa ở những bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tai Mũi Họng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, 164 bệnh nhân đến khám chữa bệnh VTG tại phòng khám Tai Mũi Họng từ tháng 7/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả nghiên cứu: nữ (53,0%) nhiều hơn nam (47,0%), nhóm tuổi dưới 60 tuổi (52,4%), ≥60 tuổi (47,6%). Các thể VTG: VTG cấp tính (42,7%), VTG mạn tính (57,3%). Một số yếu tố liên quan: nhóm người bệnh cao tuổi có tỷ lệ có biến chứng nhiều hơn 2,05 lần so với nhóm nhỏ hơn 60 tuổi, những người bệnh có trình độ học vấn dưới cấp III có tỷ lệ biến chứng VTG cao hơn 2,2 lần những người bệnh có trình độ học vấn từ cấp III trở lên, những người bệnh VTG thể mạn tính có tỷ lệ biến chứng cao hơn 2,3 lần những người bệnh VTG thể cấp tính, các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ VTG mạn tính nhiều hơn nhóm VTG cấp tính, có mối liên quan giữa nhóm người bệnh cao tuổi, trình độ học vấn, thể VTG với biến chứng VTG.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Hoài An (2005), Nghiên cứu đặc điểm viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em một số phường tại Hà Nội, Tạp chí Tai Mũi Họng, (3), tr.1-9.
2. Trần Trung Kiên (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm tai giữa mạn tính ổn định có tổn thương xương đe và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tạo hình tai giữa tại bệnh viện tai mũi họng Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Văn Tuấn (2018), Đi vào nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Trọng Tuấn, Tạ Trâm Anh (2023), “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn tính tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh”, Tạp chí Y học Việt Nam, 524(2), tr. 322-326.
5. Brescia G, Frosolini A, Franz L, Daloiso A, Fantin F, Lovato A,... & Marioni G (2023), “Chronic Otitis Media in Patients with Chronic Rhinosinusitis: A Systematic Review”, Medicina, 59(1), pp. 123.
6. Roth G. A, Abate D, Abate K. H, Abay S. M, Abbafati C, Abbasi N,... & Borschmann R (2018), “Global, regional, and national age-sex-specific mortality for 282 causes of death in 195 countries and territories, 1980–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017”, The Lancet, 392(10159), pp. 1736-1788.
7. Satoh C, et al (2021), Prevalence and characteristics of children with otitis media with effusion in Vietnam, Vaccine, 39(19). Pp. 2613-2619.
8. Siddiq, S., & Grainger, J (2015), “The diagnosis and management of acute otitis media.
9. American Academy of Pediatrics Guidelines 2013”, Archives of Disease in Childhood-Education and Practice, 100(4), pp. 193-197.