ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI ĂN SỚM ĐƯỜNG TIÊU HÓA SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Nguyễn Văn Thủy1,, Phạm Thị Thu Hà1, Đinh Văn Chiến1, Nguyễn Thị Thơm1, Nguyễn Thị Quỳnh Anh1, Nguyễn Huy Toàn1, Nguyễn Văn Hương1,2
1 Bệnh viện HNĐK Nghệ An
2 Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả nuôi ăn sớm đường tiêu hóa sau phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày từ tháng 02/2021 đến tháng 07/2022. Kết quả: Có 83 bệnh nhân, tuổi trung bình 67,96 ± 9,51 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ 1,68/1. BMI trung bình là 18,98 ± 2,05. Thời gian bắt đầu nuôi ăn đường tiêu hóa trung bình là 54,04 ± 10,32 giờ, sớm nhất là 36 giờ sau phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân dung nạp sau mổ ở nhóm nuôi ăn sớm cao hơn nhóm không nuôi ăn sớm (58,6% với 53,7%). Thời gian trung tiện trung bình ở nhóm nuôi ăn sớm là 52,66 ± 4,18 giờ (thấp hơn so với nhóm không nuôi ăn sớm là 78,35 ± 6,48 giờ, p = 0,042). Thời gian nằm viện ở nhóm bệnh nhân có thực hiện nuôi ăn sớm là 6,62 ± 1,18 ngày (so với nhóm không nuôi ăn sớm là 7,31 ± 1,45 ngày, p = 0,765). Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng là 7,23%, ở nhóm nuôi ăn sớm là 6,9% (thấp hơn so với nhóm không nuôi ăn sớm là 7,41 với p = 0,652), không ghi nhận trường hợp nào có rò bục miệng nối. Kết luận: Nuôi ăn sớm đường tiêu hóa sau phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày là an toàn, khả thi và góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, chất lượng sống cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Nam and Nguyễn Cường Thịnh, “Nhận xét qua 225 trường hợp cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày”, 2012, Tạp Chí Học Thực Hành, pp. 15-17.
2. S. J. Lewis, M. Egger, P. A. Sylvester, and S. Thomas, “Early enteral feeding versus ‘nil by mouth’ after gastrointestinal surgery: systematic review and meta-analysis of controlled trials,” BMJ, vol. 323, no. 7316, pp. 773-776, Oct. 2001, doi: 10.1136/bmj.323.7316.773.
3. He H, Ma Y, Zheng Z, Deng X, Zhu J, Wang Y. Early versus delayed oral feeding after gastrectomy for gastric cancer: A systematic review and meta-analysis. Int J Nurs Stud. 2022; 126:104120
4. H. S. Lee, H. Shim, J. Y. Jang, H. Lee, and J. G. Lee, “Early feeding is feasible after emergency gastrointestinal surgery,” Yonsei Med. J., vol. 55, no. 2, pp. 395-400, Mar. 2014, doi: 10.3349/ ymj.2014.55.2.395.
5. Mortensen K, Nilsson M, Slim K et al, Consensus guidelines for enhanced recovery after gastrectomy, Br J Surg, 2014, 101(10):1209-1229.
6. Ljungqvist O. and Scott M., “Enhanced Recovery After Surgery: A Review,” JAMA Surg, vol. 152, no. 3, pp. 292-298, 2017.
7. Hur H., Si Y., Kang W.K. et al, Effect of early oral feeding on surgical outcomes and recovery after curative surgery for gastric cancer: Pilot study results, World Journal of surgery, 2009, vol. 33 (7), p 1454-1458.