ỨNG DỤNG LỸ THUẬT Gap-PCR VÀ C-ARMS-PCR TRONG XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN ALPHA GLOBIN Ở BỆNH NHÂN BỆNH HEMOGLOBIN H

Nguyễn Thị Kiều Trang1,, Trịnh Thị Hồng Của1, Đỗ Hoàng Long1, Trần Thị Thùy Dung1, Nguyễn Phúc Đức1, Phan Hoàng Đạt1, Lê Thị Hoàng Mỹ1, Võ Thành Trí2, Nguyễn Anh Tử3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
3 Bệnh viện Huyết học-Truyền máu thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh Hemoglobin H (HbH) là thể trung gian của α-thalassemia, bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường được đặc trưng bởi sự giảm hoặc không tổng hợp được chuỗi α-globin trong phân tử hemoglobin (Hb). Bệnh HbH gây ra do sự kết hợp các đột biến trên ba gen α-globin, việc xác định sự hiện diện của các đột biến này giúp chẩn đoán xác định bệnh HbH và tư vấn di truyền cho các thành viên trong gia đình bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số đột biến trên gen α-globin và kiểu gen của bệnh HbH bằng kỹ thuật Gap-polymerase chain reaction (Gap-PCR) và kỹ thuật Combine-amplification refractory mutation system- polymerase chain reaction (C-ARMS-PCR). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 41 bệnh nhân HbH đến khám và điều trị tại Bệnh viện Huyết học-Truyền máu thành phố Cần Thơ được  khảo sát 06 loại đột biến phổ biến trên gen α-globin bằng kỹ thuật Gap- PCR và C-ARMS-PCR. Kết quả: nghiên cứu xác định được 05 loại đột gồm --SEA, -α3.7, αCS, -α4.2, αQS với tỉ lệ tương ứng là 54,7%; 18,7%, 17,3% , 8,0% và 1,3%; chưa ghi nhận đột biến --αTHAI. Kiểu gen (--SEA/-α3.7) phổ biến nhất với 34,2%, tiếp theo là (--SEACSα) chiếm 31,7%, (--SEA/-α4.2) chiếm 14,6%, (--SEA/αQSα) chiếm 2,4%, và 17,1% còn lại chỉ xác định được một đột biến mất đoạn gen α-globin với kiểu gen (--SEA/αα). Kết luận: Gap-PCR và C-ARMS-PCR là hai kỹ thuật sinh học phân tử hiệu quả trong việc xác định các đột biến phổ biến trên gen α-globin trong bệnh HbH.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Hoàng Mỹ, Võ Thành Trí (2023), "Ứng dụng kỹ thuật Gap-PCR phát hiện đột biến mất đoạn gen alpha-globin gây bệnh hemoglobin H", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 57, tr 94-101.
2. Ngô Diễm Ngọc (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của người mắc bệnh HbH và chẩn đoán trước sinh bệnh α-thalassemia, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
3. He S, Zhang Q, Chen B Y, et al (2015), "Genotypes and clinical features of 595 children with HbH disease in Guangxi, China", Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 17(9), 908-911.
4. Luo S, Chen X, Chen L, et al (2020), "Analysis of Hb levels and degree of anemia in relation to genotype in 615 patients with hemoglobin H disease", Expert Rev Hematol, 13(9), 1027-1033.
5. Nong X, Xu G, Li J, et al (2020), "Study of the genotypic and hematological feature of hemoglobin H disease in West Guangxi area", Zhonghua Yi Xue Yi Chuan Xue Za Zhi, 37(12), 1326-1330.
6. Pornprasert S, Salaeh N A, Tookjai M, et al (2018), "Hematological Analysis in Thai Samples With Deletional and Nondeletional HbH Diseases", Lab Med, 49(2), 154-159.
7. Traivaree C, Boonyawat B, Monsereenusorn C, et al (2018), "Clinical and molecular genetic features of Hb H and AE Bart's diseases in central Thai children", Appl Clin Genet, 11, 23-30.
8. Wee Y C, Tan K L, Chua K H, et al (2009), "Molecular characterisation of Haemoglobin Constant Spring and Haemoglobin Quong Sze with a Combine-Amplification Refractory Mutation System", Malays J Med Sci, 16(3), 21-28.