DẤN LƯU THẬN LẠC CHỖ VÀO TĨNH MẠCH CHỦ - MỘT BIẾN CHỨNG NẶNG VÀ HIẾM GẶP SAU TÁN SỎI THẬN QUA DA: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Trần Quốc Hòa1,2,, Nguyễn Đình Bắc1
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dẫn lưu thận lạc chỗ vào tĩnh mạch chủ dưới là một biến chứng nặng và rất hiếm gặp sau tán sỏi thận qua da (TSQD) vì vậy có rất ít tài liệu trong nước và trên thế giới về  biến chứng này, với biến chứng này nếu không được chẩn đoán và xử trí  kịp thời thì sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng thậm trí  dẫn đến tử vong. Chúng tôi báo cáo một ca bệnh đặt dẫn lưu bể thận lạc chỗ vào tĩnh mạch chủ dưới kèm theo các ổ giả phình và thông động tĩnh mạch ở nhu mô thận sau TSQD ở một bệnh viện khác và được chuyển đến bệnh viện Đại học y Hà nội trong tình trạng chảy máu, sau khi vào viện bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định với các tổn thương như trên và  xử trí cấp cứu can thiệp mạch  dưới DSA để nút các ổ giả phình và thông động tĩnh mạch bằng coil và keo sinh học, sau  khi ổn định  bệnh nhân được chụp tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chủ dưới, rút dẫn lưu thận và nút tổn thương bằng surgicel. Không có biến chứng nghiêm trọng  nào sau các can thiệp trên, tuy nhiên có một ít huyết khối bám vào thành tĩnh mạch chủ nhưng với lượng ít nên không cần dùng thuốc chống đông. Trong quá trình rút dẫn lưu có sự tham gia của bác sỹ phẫu thuật tiết niệu, phẫu thuật tim mạch, gây mê, hồi sức và can thiệp chẩn đoán hình ảnh để chủ động can thiệp khi có các sự cố. Trước và sau can thiệp bệnh nhân được theo dõi liên tục tại khoa Cấp Cứu – Hồi sức tích cực. Rút dẫn lưu bể thận lạc chỗ vào tĩnh mạch có thể thực hiện nhờ mổ mở hoặc rút đơn thuần dưới sự giảm sát của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Trong đó các báo cáo cho thấy rút dẫn lưu đơn thuần dưới các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đảm bảo được tính an toàn và nhẹ nhàng hơn so với mổ mở để rút dẫn lưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Fernstrom I and Johansson B. Percutaneous pyelolithotomy: a new extraction technique. Scand J Urol Nephrol. 1976; 10: 257–259.
2. Kotb AF, Elabbady A, Mohamed KR, et al. Percutaneous silicon catheter insertion into the inferior vena cava, following percutaneous nephrostomy exchange. Can Urol Assoc J. 2013; 7: E505–E507.
3. Seitz C, Desai M, Hacker A, et al. Incidence, prevention, and management of complications following percutaneous nephrolitholapaxy. Eur Urol. 2012; 61: 146–158.
4. Fu W, Yang Z, Xie Z, et al. Intravenous misplacement of the nephrostomy catheter following percutaneous nephrostolithotomy: two case reports and literature review. BMC Urol. 2017; 17: 43.
5. Chen XF, Chen SQ, Xu LY, et al. Intravenous misplacement of nephrostomy tube following percutaneous nephrolithotomy: three new cases and review of seven cases in the literature. Int Braz J Urol. 2014; 40: 690–696.
6. Koseoglu K, Parildar M, Oran I, et al. Retrieval of intravascular foreign bodies with goose neck snare. Eur J Radiol. 2004; 49: 281–285.
7. Mallmann CV, Wolf KJ and Wacker FK. Retrieval of vascular foreign bodies using a self-made wire snare. Acta Radiol. 2008; 49: 1124–1128.
8. Srivastava A, Singh KJ, Suri A, et al. Vascular complications after percutaneous nephrolithotomy: are there any predictive factors? Urology. 2005; 66: 38–40.
9. Wang C, Chen S, Tang F, et al. Metachronous renal vein and artery injure after percutaneous nephrostolithotomy. BMC Urol. 2013; 13: 69.
10. Winfield HN, Weyman P and Clayman RV. Percutaneous nephrostolithotomy: complications of premature nephrostomy tube removal. J Urol. 1986; 136: 77–79.