NHỮNG TÁC NHÂN GÂY CĂNG THẲNG VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN MẮC BỆNH MẠN TÍNH

Nguyễn Mai Hương1,, Trần Thành Nam2, Hoàng Huyền Trang3, Phạm Hồng Hà3
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả những căng thẳng và phân tích mối liên quan giữa căng thẳng và các chiến lược ứng phó ở trẻ vị thành niên mắc bệnh mạn tính. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 81 bệnh nhân từ 10 đến 16 tuổi (58,1% nam) hiện đang điều trị bệnh đái tháo đường type 1 và hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các công cụ đánh giá gồm: Bảng hỏi về gây căng thẳng liên quan tình trạng bệnh và thang đo Ứng phó với bệnh (Coping with a Disease Questionnaire – CODI). Kết quả: Trẻ mắc hội chứng thận hư báo cáo về những căng thẳng do thay đổi cuộc sống hàng ngày, căng thẳng liên quan sự lo lắng của gia đình cao hơn ở mức có ý nghĩa so với trẻ mắc đái tháo đường type 1 (p<0,05). Không có sự khác biệt rõ rệt về mức độ sử dụng các chiến lược ứng phó giữa hai nhóm bệnh. Trong đó, ứng phó suy nghĩ mơ tưởng được dùng nhiều nhất (4,52), tiếp theo là né tránh (2,90), chấp nhận (2,77), suy nghĩ giảm nhẹ (2,42), giữ khoảng cách (2,08) và phản ứng cảm xúc (1,91). Các chiến lược ứng phó như chấp nhận, né tránh, suy nghĩ giảm nhẹ, suy nghĩ mơ tưởng không tương quan với bất cứ tác nhân gây căng thẳng nào. Tuy nhiên, ứng phó phản ứng cảm xúc tương quan thuận với p<0,01với cả ba loại tác nhân gây căng thẳng là thay đổi cuộc sống, tình trạng sức khỏe và sự không chắc chắn về bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Yateem N, Subu MA, Al-Shujairi A, Alrimawi I, Ali HM, Hasan K, Dad NP, Brenner M (2020). Coping among adolescents with long-term health conditions: a mixed-methods study. Br J Nurs, 29(13), 762-769.
2. Bakkum L, Willemen AM, Zoetebier L, Bouts AH (2019). A longitudinal study on the effects of psychological stress on proteinuria in childhood steroid-sensitive nephrotic syndrome. J Psychosom Res, vol 121, 8-13.
3. Cleave, Jeanne & Gortmaker, Steven & Perrin, James (2010). Dynamics of Obesity and Chronic Health Conditions Among Children and Youth. JAMA: the journal of the American Medical Association, 303, 623-630.
4. Compas BE, Jaser SS, Dunn MJ, Rodriguez EM (2012). Coping with chronic illness childhood and adolescence. Annu Rev Clin Psychol, 8, 455-480.
5. Lawrence JM, Divers J, Isom S, Saydah S et al (2021). Trends in Prevalence of Type 1 and Type 2 Diabetes in Children and Adolescents in the US, 2001-2017. JAMA, 326(8), 717-727.
6. Peeters Y, Boersma SN, Koopman HM (2008). Predictors of quality of life: a quantitative investigation of the stress-coping model in children with asthma. Health Qual Life Outcomes, 26, 6-24.
7. Pinquart M, Shen Y (2011). Behavior problems in children and adolescents with chronic physical illness: a meta-analysis. J Pediatr Psychol, 36(9),1003-1016.
8. Rechenberg K, Whittemore R, Holland M, Grey M (2017). General and diabetes-specific stress in adolescents with type 1 diabetes. Diabetes Res Clin Pract, 130, 1-8.
9. Tamura H (2021). Trends in pediatric nephrotic syndrome. World J Nephrol, 10(5), 88-100.