MÔ TẢ THỰC TRẠNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ FLUVOXAMIN Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Lê Thị Phương Thảo1,2,, Dương Minh Tâm1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kết quả điều trị Fluvoxamin ở người bệnh nội trú rối loạn lo âu lan tỏa tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu ở 62 bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa theo tiêu chuẩn Phân loại quốc tế bệnh tật - 10, điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang, test SF-36, thang CGI. Kết quả: Liều của Fluvoxamin chiếm tỉ lệ cao nhất là 400mg/ngày, thấp nhất 100mg/ngày. Tác dụng phụ hay gặp nhất là khô miệng (chiếm 29,03%), thứ 2 là táo bón và vã mồ hôi. Không có người bệnh nào ghi nhận tác dụng phụ là thay đổi cân nặng và xuất hiện ý tưởng tự sát. Trong quá trình điều trị thì đa số các bệnh nhân được thêm thuốc khác (66,13%), chỉ có 1,61% đối tượng chuyển thuốc. Mô hình kết hợp thuốc thường gặp nhất là giữa Fluvoxamine và benzodiazepine (88,71%), thứ 2 là Fluvoxamin và Quetiapin (59,68%) và thứ 3 là sự kết hợp giữa Fluvoxamine và Sulpirid (29,03%). Kết luận: Sử dụng Fluvoxamine để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa nội trú thường được sử dụng với liều cao là 400mg/ngày, ít tác dụng phụ, các tác dụng không mong muốn dễ chấp nhận là khô miệng, táo bón và run. Sự kết hợp điều trị giữa Fluvoxamine và thuốc bình thần (BZD), ATK (Quetiapine, Sulpirid) để đạt thuyên giảm triệu chứng và cải thiện điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh là phổ biến nhất

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hoge E.A. et al (2004). Generalized Anxiety Disorder. Focus. 2(3): 346-359
2. Figgitt D.P., McClellan (2000). Fluvoxamine an Updated Review of its Use in the Management of Adults with Anxiety Disorders. Adis drug Evaluation. 60(4): 925-954
3. Munir S., Takov V. (2022). Generalized Anxiety Disorder. StatPearls,128 -130
4. Revicki DA et al. (2008), Health-related quality of life and utilities in primary-care patients with generalized anxiety disorder. Qual Life Res Int J Qual Life Asp Treat Care Rehabil. 17(10):1285-1294.
5. Nguyễn Thị Phước Bình (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sang và điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa II - trường Đại học Y Hà Nội.
6. Carter Robin M et al. (2001), One – year prevalence of subthreshold and threshold DSM – IV Generalized anxiety disorder in a nationally representative sample. Depression and Anxiety. 17: 78- 88.