KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ CẨM KHÊ-PHÚ THỌ

Giang Hoài Đức1,, Nguyễn Trọng Thảo2, Trần Ngọc Tuấn2
1 Trung tâm Y tế Cẩm Khê - Phú Thọ
2 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu mô tả với 92 trường hợp sỏi thận được phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Trung Tâm y tế Cẩm Khê-Phú Thọ. Phẫu thuật sử dụng máy soi thận Karl-Storz 16 Fr, chọc dò vào thận dưới hướng dẫn siêu âm, sỏi thận được tán bằng năng lượng laser Holmium. Đánh giá tỷ lệ sạch sỏi và biến chứng sau phẫu thuật. Kết quả: 92 BN gồm 60 nam(65,2%) và 32 nữ (34,8%). Tuổi trung bình là 52 ± 11,76 tuổi(19-70). 73,9% BN có 1 viên sỏi, 26,1% BN có ≥2 viên sỏi. Mức độ giãn của đài bể thận: Đài bể thận không giãn-giãn độ I (21,7% và 42,7%), giãn độ II chiếm 28,3% và giãn độ III chiếm (7,6%). Kích thước sỏi chiều dài trung bình 25,7±5,9 mm, chiều rộng trung bình 16,3 ± 2,5 mm Thời gian phẫu thuật trung bình 71,86 ± 15,09 phút (45 - 80). Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau mổ 79,3%, tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng 90,2%. 80 BN được theo dõi xa sau mổ trung bình: 20 ± 6 tháng. Có 2 BN mảnh sỏi rơi xuống niệu quản phải nội soi tán sỏi ngược dòng, 1 BN hẹp niệu quản được xẻ hẹp đặt sonde jj. Không gặp các trường hợp có biến chứng teo thận, suy thận, đái máu, nhiễm khuẩn nặng. Thời gian nằm viện trung bình 7,67 ± 3,21 ngày (4-10). Kết luận: Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ được triển khai thành công tại Trung tâm Y tế Cẩm Khê - Phú Thọ mang lại kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ sạch sỏi cao, thời gian nằm viện ngắn, không có tai biến biến chứng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Long. Sỏi Tiết Niệu, Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa Tiết Niệu- Nhi, Nhà xuất bản y học. 2021;Tr.12-13.
2. Wang M, Bukavina L, Mishra K, Mahran A, Ponsky L, Gnessin E. Kidney volume loss following percutaneous nephrolithotomy utilizing 3D planimetry. Urolithiasis. 2020;48(3):257-261.
3. Vũ Nguyễn Khải Ca. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tán sỏi qua da trong điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Việt Đức.2009; Luận án tiến sỹ y học.
4. Hennessey D.B., Kinnear N.K., Troy A. et al. (2017). Mini PCNL for renal calculi: does size matter?. BJU Int, 119 Suppl 5, 39–46
5. Đỗ Trường Thành, Đỗ Ngọc sơn, Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự. Đánh giá hiệu quả phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, ở tư thế nằm nghiêng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí y học Việt Nam tháng 8 số đặc biệt tập 481, hội nghị khoa học thận tiết niệu lần thứ XIII; 2019, 300-306.
6. Hoàng Long, Chu Văn Lâm, Ngô Đậu Quyền, Trần Quốc Hòa. Hiệu quả tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ở tư thế nghiêng và không dẫn lưu thận. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 481-Tháng 8-Số Đặc Biệt.2019;180–193.
7. Lương Hồng Thanh (2018). Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng phương pháp đường hầm nhỏ - tư thế nằm nghiêng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, trường đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Vũ Khải Ca, Hoàng Long, Chu Văn Lâm, Trần Chí Thanh, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Ngọc Thái, Vũ Văn Hà, Nguyễn Đức Minh, Hồ Đức Thắng. Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm. Y học TP. HCM, tập 19 số 4*2015, tr.277-281
9. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Lê Trọng Khôi, Nguyễn Tuấn Vinh, Trần Vĩnh Hưng (2016). Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận đơn giản .Y học Việt Nam tập 445, tr225- 228
10. Özgör F., Küçüktopcu O., Şimşek A. et al. (2015). Percutaneous nephrolithotomy for isolated calyceal stones: How important is the stone location?. Turk J Urol, 41(4), 171–176