ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG COVID-19 KÉO DÀI VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SAU NHIỄM COVID-19 CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tình trạng COVID-19 kéo dài và các yếu tố liên quan biểu hiện đa dạng và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh sau nhiễm COVID-19 cấp ở nhiều mức độ khác nhau. Nhu cầu hỗ trợ của người bệnh cần được đánh giá đúng mức nhằm giúp người bệnh hồi phục và tái hòa nhập xã hội và công việc. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng COVID-19 kéo dài, yếu tố liên quan và khảo sát nhu cầu hỗ trợ điều trị của người bệnh sau nhiễm COVID-19 cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành ở 667 bệnh nhân ≥ 16 tuổi có tình trạng COVID-19 kéo dài đến khám tại Phòng khám Hậu COVID-19, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Đặc điểm dân số nghiên cứu có tuổi trung bình: 40,8 ± 16,5, Tỉ lệ nữ nam là 2:1. Các bệnh đồng mắc chính yếu lần lượt là tăng huyết áp (12,7%), đái tháo đường (2,4%), bệnh phổi mạn (3,3%). Có 3,5% người bệnh không tiêm vắc xin, tỉ lệ người bệnh tiêm 1 mũi là 0,7%, 2 mũi 21,3%, 3 mũi 70,3%, 4 mũi 3,7%. Thời gian âm tính hóa của xét nghiệm COVID-19: 8,3 ± 3,8 ngày. Số ngày tồn tại triệu chứng: 9,4 ± 10,8 ngày. Các triệu chứng COVID-19 kéo dài phổ biến gồm ho 67,9%, sốt 58,9%, đau đầu 20,6%, đau cơ 20,8%, đau họng 48,1%, chảy mũi 30,1%, nghẹt mũi 16,5%, mất mùi 21,6%, đau ngực 4,9%, khó thở 16,3%, mất ngủ 8,1%, đau bụng 2,2%, tiêu chảy 5,5%. Về nhu cầu điều trị, người bệnh nhập viện chiếm 5,4%, hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng và quản lý ngoại trú từ các cơ sở y tế lần lượt là 12,0% và 2,5%. Kết luận: Tình trạng COVID-19 kéo dài sau COVID-19 cấp gặp ở nhóm tuổi trung niên, tỉ lệ bệnh lý đồng mắc thấp, có đặc điểm triệu chứng đa dạng ở nhiều cơ quan và có nhu cầu điều trị phục hồi chức năng và quản lý ngoại trú ở các cơ sở y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
triệu chứng COVID-19 kéo dài, sau COVID-19 cấp, yếu tố liên quan, nhu cầu hỗ trợ
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Đắc Trung (2023). Kết quả xét nghiệm âm hóa COVID-19 và yếu tố liên quan tới kết quả âm hóa sớm ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa tại Bệnh viện COVID-19 số 1 Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 525, tháng 4, số 1B, 319-323.
3. Ani Nalbandian et al, (2021), “Post-acute COVID-19 syndrome”, Nature medicine, vol 27, pp.601-625.
4. Guan, Wei-jie và các cộng sự. (2020), "Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China". 382(18), tr. 1708-1720.
5. Kim, Y., Bitna-Ha, Kim, SW. et al. (2022), Post-acute COVID-19 syndrome in patients after 12 months from COVID-19 infection in Korea, BMC Infect Dis 22, 93.
6. Thomas Bahmer, Christoph Borzikowsky,Wolfgang Lieb, et al. (2022), Severity, predictors and clinical correlates of Post-COVID syndrome (PCS) in Germany: A prospective, multi-centre, population-based cohort study, The Lancet, 51, 101549.
7. M. Tosato et al. Prevalence and Predictors of Persistence of COVID-19 Symptoms in Older Adults: A Single-Center StudyJAMDA 22 (2021) 1840e1844
8. Victoria Higgins. COVID-19: from an acute to chronic disease? Potential long-term health consequences. CRITICAL REVIEWS IN CLINICAL LABORATORY SCIENCES 2021, VOL. 58, NO. 5, 297–310.